Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

“Suy đoán vô tội”, “giả định vô tội” hay “mặc định vô tội”!?

ảnh Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Tôi vốn không thích cãi cọ, nhưng tranh luận khoa học hoặc phản biện thì có chút hứng thú. Vậy nên tôi viết bài này với mục đích góp phần tranh luận về những thứ rất mới, rất tiến bộ về mặt pháp lý vừa được ghi nhận ở nước ta hai năm trở lại đây (nhưng cũng rất nguy hiểm nếu không nhận diện đúng và phù hợp). Tôi đơn giản nghĩ rằng, chân lý chỉ có thể đạt được khi tranh luận. Tôi thật không muốn chứng tỏ điều gì, mà ngược lại, những gì tôi biết, tôi suy nghĩ tôi cứ viết lên đây để mọi người đọc và góp ý qua đó tôi sẽ có cơ hội hoàn thiện mình hơn. Âu cái sự học cũng là cái nghiệp suốt đời. Ngoài ý này ra, tôi viết bài này cũng là bởi vì tôi quá xúc động khi nghe câu nói của ông "Người tù thế kỳ " Huỳnh Văn Nén: "Ở cái đất nước này có ai khổ như tôi không!?....". Giá như cái gọi là "Mặc định vô tội" hay "suy đoán vô tội", "giả định vô tội" được nhận thức và áp dụng ở nước ta sớm hơn...!.... 
Cách đây không lâu tôi có đọc được một bài viết khá thú vị trên chuyên mục Tuần Việt Nam của giảng viên Khoa Luật, ĐHQGHN Bùi Tiến Đạt về cách dịch thuật ngữ “presumption of innocence” trong tiếng Anh sang tiếng Việt và tính chất quan trọng của việc chuẩn hóa việc sử dụng thuật ngữ đó, nhất là trong những vấn đề liên quan đến pháp luật. Phải nói rằng, đây là một phân tích khá thú vị và mở ra nhiều điều, nhất là những vấn đề liên quan đến lập pháp, du nạp pháp luật nước ngoài, mối quan hệ giữa văn hóa, ngôn ngữ và luật pháp…
Tôi đồng tình với tác giả Bùi Tiến Đạt ở chỗ không nên dịch thuật ngữ nói trên trong tiếng Anh sang tiếng Việt là “Suy đoán vô tội” (SĐVT). Những lập luận của tác giả về vấn đề này tôi cho là khá thuyết phục.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Giới thiệu sách “Vận động chính sách công: Lý luận và thực tiễn”

ảnh: lấy từ blog của TS. Nguyễn Minh Tuấn
Sách “Vận động chính sách công: 
Lý luận và thực tiễn”
Đồng chủ biên: GS.TSKH. Đào Trí Úc; 
PGS.TS. Vũ Công Giao
NXB. Lao Động, 2015.

Sách tham khảo “Vận động chính sách công: Lý luận và thực tiễn” là cuốn sách do Viện Chính sách công và pháp luật thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam xuất bản năm 2015 dưới sự đồng chủ biên của GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS. Vũ Công Giao. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của các học giả có uy tín như: GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết (Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH,GD,TN,TN,NĐ của Quốc Hội), GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, PGS.TS. Vũ Công Giao, …
Trong cuốn sách này, tác giả (Mai Văn Thắng) cũng trình bày về các đặc điểm, lịch sử và thực tiễn “Vận động hành lang” ở Liên Xô và nước Nga ngày nay và từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.
Thiết nghĩ, cuốn sách rất có giá trị tham khảo đối với những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề lý luận và thực tiễn về “Lợi ích nhóm”, “Vận động chính sách”,… ở nhiều quốc gia trên thế giới như ở Mỹ, Anh, Canada, Đức, Pháp, Nga và ở Việt Nam.

Mời những ai quan tâm tìm đọc ở Thư viện Khoa Luật-ĐHQGHN!

Chiến lược ngoại giao của Nga ở khu vực Biển Đông

(ảnh: nguồn từ Internet)
Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Tôi xin được tiếp tục nói lên những khảo cứu về chiến lược của Nga trong vấn đề Biển Đông. Khảo cứu này được thực hiện vào cuối năm 2014 và có tham khảo nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu các vấn đề quốc tế! Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân.
[…trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Nga luôn có chiến lược coi Việt Nam là đồng minh và Nga có lợi khi ủng hộ Việt Nam, tuy nhiên, trên phương diện tuyên bố, Nga luôn cố gắng thể hiện vai trò trung lập. Vì vậy, một mặt Nga tích cực hợp tác toàn diện với Việt Nam, mặt khác luôn cố gắng để các thỏa thuận đó không “lộ liễu” chống lại Trung Quốc. Có lẽ, đó là lựa chọn đối ngoại mà Nga cần và tiếp tục duy trì trong một thời gian nữa trong mối quan hệ với Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông…]

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Vị trí, vai trò của Nga trên Biển Đông

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Nước Nga không phải là nơi tôi sinh ra, nhưng nước Nga với tôi như một người Mẹ hiền vĩ đại. Nước Nga đã nuôi dưỡng tôi, dạy dỗ tôi, cho tôi tri thức, lẽ sống và tình yêu... Tôi yêu nước Nga bằng cả trái tim mình.
Để tri ân và nhớ về nước Nga, tôi luôn muốn tìm hiểu nhiều hơn về nó. Có lẽ vì vậy mà trong số những bài viết ít ỏi của mình số lượng các bài viết về Nga là nhiều hơn cả. Lần này cũng vậy, tôi xin có vài tìm hiểu nhỏ về vị trí, vai trò của Nga trên khu vực Biển Đông. Đây là bài mở đầu cho các bài viết về Nga và vai trò của Nga trong giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay. Âu cũng là có chút chủ quan vì qua đây muốn thanh minh với mọi người rằng, Nga không phải đang “bán” người bạn Việt Nam, mà trong bối cảnh mới Nga cần có một vị trí mới, vai trò mới và nếu biết khai thác tốt chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một cục diện và cách tiếp cận hợp lý trong giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

“Chính trị” và “Politics”

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN



Tìm về cội nguồn ...

Cách đây không lâu, tôi có đọc lại những tranh luận về Nho giáo của hai cụ Phan Khôi và Trần Trọng Kim. Sự sâu sắc trong nhận thức về Nho học, Đạo Khổng của hai cụ quả thật không thể bàn cãi. Khi đọc những nghiên cứu của cụ Phan Khôi về “Chính Danh” và “Luân lý học phương Đông” tôi lại thấy có một điều khá thú vị: thú vị về mặt ngôn ngữ và thú vị về mặt bối cảnh. Đó là vấn đề về mối liên hệ giữa hai thuật ngữ “Chính trị” với “Politics”.
Thoạt đầu, tôi cũng thấy rằng, chẳng có gì phải bàn đến ở đây cả, vì thuật ngữ “Politics” khi dịch sang tiếng Việt thì được gọi là “Chính trị”. Tiếng Nga cũng vậy, thuật ngữ “Politics” cũng có nghĩa tương tự trong tiếng Nga là “Политика” (phiên âm: Politika). Tuy nhiên, khi liên hệ với thuyết “Chính danh” của Nho học, tôi có cảm giác hình như có gì đó cần phải bàn thêm.
Trong ngôn ngữ phương Tây (bao gồm cả ngôn ngữ Anh và Nga), thuật ngữ “Politics” (hay “Политика”) đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại. Theo đó, trong tiếng Hy Lạp cổ, bắt đầu từ chữ “πολιτική ” (công việc quốc gia). Ở đây, thuật ngữ mà chúng ta dịch là “Chính trị” có gốc là “πόλις” (polic) có nghĩa là thành phố quốc gia (cũng hay được dịch là thành bang). Bên cạnh gốc “πόλις” thì thuật ngữ đó còn được ghép với đuôi “τική” (phiên âm là tiky) có nghĩa là ý nghĩa. Như vậy, từ gốc Hy Lạp đó có nghĩa là “Công việc có ý nghĩa quốc gia”. Sau này, trong tiếng Hy Lạp từ đó cũng được viết thành “πολιτικός” với nghĩa “πόλι” (“poli” - nhiều, nhiều người) và “τόκος” (“tokoc”nghĩa là lợi ích) hay “τικός” (tikos – liên quan đến người dân).[1] Ngoài ra, việc hiểu nghĩa của từ “ Politika” và việc phát triển nó cũng có công lớn của nhà triết học Aristotle với cuốn sách “Politika” và được hiểu theo nghĩa công việc của quốc gia hay liên quan đến các công dân.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Các quy luật cơ bản của tư duy

ảnh: InternetLời giới thiệu

Tác giả: Phạm Đình Nghiệm
Nguồn: "Nhập môn logic học"
Nxb. ĐHQG HCM, 2008.



Vào khoảng giữa tháng 11/2015, Bộ môn Lý luận - lịch sử Nhà nước và pháp luật thuộc Khoa Luật, ĐHQGHN sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về "Tư duy pháp lý". Đây là vấn đề khá lý thú nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam và cũng là những bước chuẩn cần thiết để Bộ môn thực hiện giảng dạy chuyên đề Sau đại học "Tư duy pháp lý". 
Nhằm giúp cho các bạn học viên, sinh viên có những định hướng cơ bản về những vấn đề lý luận liên quan đến tư duy logic, tôi xin cung cấp bài viết rất có chất lượng của tác giả Phạm Đình Nghiệm theo nguồn kể trên để các bạn học viên, sinh viên đọc, nghiên cứu trước khi đến với những vấn đề khá khó và mới mẻ của Hội thảo.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Giới thiệu sách “Chuyện nghề Luật: hành trình công lý và trái tim”

Sách: "Chuyện nghề Luật:
Hành trình công lý và trái tim"
NXB. Hồng Đức, 2015.

Xin được giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “Chuyện nghề Luật: Hành trình công lý và trái tim” do NXB. Hồng Đức phối hợp với “VanhoaViet Books” phối hợp xuất bản năm 2015.
Cuốn sách không phải là công trình khoa học, mà là một cuốn sách giới thiệu về những hành trình đến với công lý của các luật sư, luật gia, giảng viên luật, kiểm sát viên… Đây là những câu chuyện có thật về cuộc đời, sự nghiệp của các luật gia.
Thiết nghĩ, cuốn sách có giá trị tham khảo khi giới thiệu hành trình đến với công lý, quan niệm về nghề luật và những khó khăn, cũng như những vinh quang mà các luật gia đã trải qua trên con đường công lý chông gai của các luật sư nổi tiếng như: LS. Trần Đình Triển, LS. Nguyễn Trọng Tỵ, LS. Phạm Thanh Bình,… hay những chia sẻ của TS. Trần Công Trục về hành trình cam go đi tìm công lý cho biên cương, bờ cõi và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc của chúng ta, hay những chia sẻ về nghề giảng viên luật của GS.TS. Trần Phương Đạt, PGS.TS. Quách Ngọc Lân, PGS.TS. Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Trần Văn Nam...
Trong cuốn sách, NXB Hồng Đức cũng giới thiệu về tác giả (Mai Văn Thắng) với những chia sẻ về con đường đến với luật học, quan niệm về nghề giảng viên luật như là một nghề rất đặc thù - người vừa phải biết vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ để vừa giữ đạo đức nhà giáo vừa là người tiếp lửa, hun đúc niềm tin vào công lý. (Từ trang 209-216).
Hi vọng, những trải nghiệm cùng nghề luật, chia sẻ về con đường công lý đã và đang trải qua của các nhân vật được kể trong sách này, cũng như quan điểm về nghề luật của họ sẽ góp phần hun đúc ý chí, tiếp thêm sức mạnh và giúp ích phần nào cho các bạn sinh viên luật - những người vừa mới chọn lựa và quyết định gắn bó cuộc đời mình với ngh luật  cùng niềm tin và tình yêu vào công lý!
Trân trọng giới thiệu! 

Giới thiệu sách “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013”

Sách tham khảo:
"Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013"
Chủ biên: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản; PGS.TS. Vũ Công Giao
NXB. Hồng Đức, 2015.

Không thể phủ nhận rằng, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 đã đạt nhiều bước tiến vượt bậc trong việc ghi nhận những quyền, tự do cơ bản của con người. Rất nhiều những quyền, tự do ấy, về cơ bản, phù hợp với các tiêu chuẩn của Luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất có lẽ nằm ở cơ chế thực thi và đảm bảo thực thi chúng trong thực tiễn. Xuất phát từ ý tưởng này, Khoa Luật-ĐHQGHN đã xuất bản cuốn sách tham khảo “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013” do PGS.TS. Trịnh Quốc Toản (Quyền Chủ nhiệm Khoa Luật) và PGS.TS. Vũ Công Giao (Phụ trách Bộ môn Hiến pháp-Hành chính) đồng chủ trì nhằm cung cấp thêm những luận điểm khoa học giúp việc nhận thức về các quyền hiến định được rõ ràng hơn, đưa ra những kiến nghị phù hợp giúp thiết lập được những cơ chế hữu hiệu để thực thi các quyền ấy trong thực tiễn cuộc sống.
Cuốn sách là sản phẩm của tập thể tác giả đến từ Khoa Luật - ĐHQGHN, Viện Nhà nước và pháp luật - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UB Thường vụ Quốc hội, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM…
Trong số rất nhiều những nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực Hiến pháp và Nhân quyền tham gia đồng tác giả của cuốn tham khảo này, trước hết phải kể đến PGS,TS. Vũ Công Giao, GS.TS, Nguyễn Minh Thuyết, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TSKH. Đào Trí Úc….
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách tham khảo “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013”, NXB. Hồng Đức, 2015, Đồng chủ biên: PGS.TS Trịnh Quốc Toản, PGS.TS. Vũ Công Giao với độ dày 818 trang.
Tập thể tác giả: PGS.TS. Vũ Hồng Anh, TS. Phạm Tuấn Anh, PGS.TS. Nguyn Ngọc Chí, ThS. Trần Nguyên Cường, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, ThS.NCS. Nguyễn Thùy Dương, ThS.NCS. Bùi Tiến Đạt, TS. Mai Hải Đăng, ThS. Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Quang Đức, ThS. Nguyễn Sơn Đông, PGS.TS. Vũ Công Giao, PGS.TS. Nguyễn Phú Hải, PGS.TS. Trương Hồ Hải, TS. Hoàng Hùng Hải, ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa, ThS. Lê Thị Thúy Hương, TS. Nguyễn Thị Lan Hương, PGS.TS. Doãn Hồng Nhung, TS. Hoàng Văn Nghĩa, ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm, ThS. Phí Thị Thanh Tâm, GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Chu Hồng Thanh, TS. Nguyễn Bích Thảo, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng, PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu, ThS. Vũ Thị Thúy, GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, TS. Lương Minh Tuân, ThS.NCS. Lã Khánh Tùng, TS. Trịnh Tiến Việt, GS.TSKH. Đào Trí Úc.
Đây là cuốn tham khảo hết sức có giá trị và ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến luật học, chính trị và nhân quyền.
Tiếp cận sách tại: Khoa Luật, ĐHQGHN (144. Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Buôn chuyện với người học: Bàn thêm về Mối quan hệ giữa Hiến pháp, Đạo luật và Pháp quyền

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Không hiểu sao cho đến tận bây giờ tôi vẫn có một ý niệm rằng, Hiến pháp và "Đạo luật cơ bản của Nhà nước" không phải là một.
“Đạo luật” là văn bản do nhà nước, mà chính xác hơn là (thông thường là) do cơ quan lập pháp ban hành. Đây thường là cơ quan dân cử, tuy nhiên không phải ở đâu cũng vậy. Thiết chế này có thể đại diện cho lợi ích của quảng đại dân chúng, nhưng cũng có thể là không, nhưng có điều chắc chắn rằng, đạo luật luôn có hiệu lực bắt buộc. Khi nói đến “luật” là nói đến những quy định bắt buộc và có cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ, thực thi. Luật Bóng đá và các luật chơi khác cũng vậy, kể cả luật tục của các cộng đồng. Nhưng nói đến “Đạo luật” là nói đến một loại luật đặc biệt - văn bản với những quy định có tính chất nhà nước và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Đạo luật luôn là sản phẩm của hoạt động quyền lực nhà nước. Dự luật có thể xuất phát từ sáng kiến của ai đó, thiết chế nào đó, nhưng nó phải được cơ quan lập pháp thông qua theo quy trình thì mới trở thành đạo luật.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Đôi điều về Khoản 1, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014

Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN

Có lẽ không cần bàn luận nhiều khi nói rằng, Luật Doanh nghiệp 2014 là Đạo luật của tinh thần “Tự do kinh doanh” và “Mọi người được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”. Nhiều điểm mới, tiến bộ của Đạo luật này đã được bàn luận rất nhiều trong thời gian qua. Từ chuyện loại bỏ quy định bắt buộc ghi ngành nghề kinh doanh khi đăng ký kinh doanh, tới việc cho phép đa đại diện doanh nghiệp, tự quyết định con dấu, nội dung, hình thức con dấu, hay những quy định không bắt buộc phải họp tại cùng một địa điểm… đã chứng minh cho tinh thần mới và tiến bộ của Luật này.
Tuy vậy, bên cạnh những vấn đề như quá “rùa bò” trong hướng dẫn chi tiết thi hành luật… thì còn một vấn đề nhỏ tôi muốn đề cập đến ở đây đó là quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Luật.
Theo quy định tại Khoản này, “cá nhân nước ngoài” được hiểu là “người không có quốc tich Việt Nam”. Không biết những quy định này có tiến bộ và đem lại lợi ích như thế nào, nhưng theo quan điểm của tôi thì quy định đó rất dễ gây nhầm lẫn dù không hoàn toàn sai (Bởi luật có thể giải thích hẹp lại như vậy trong khuôn khổ áp dụng luật đó)

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Giới thiệu sách “Phương pháp nghiên cứu, viết luận văn, luận án ngành Luật”

Sách tham khảo:
“Phương pháp nghiên cứu, viết luận văn, 
luận án ngành luật”, NXB.ĐHQGHN, 2015
Đồng Chủ biên: 
PGS.TS Vũ Công Giao, 
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh. 



Ngày 6/6/2015 Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật và Bộ môn Hiến pháp – Hành chính, Khoa Luật – ĐHQGHN, dưới sự hỗ trợ của Alpha Books, Viện Chính sách công và pháp luật (IPL) và Luật sư Nguyễn Hưng Quang, đã tổ chức Hội thảo tập huấn về Phương pháp nghiên cứu, viết luận văn, luận án ngành luật. Sau Hội thảo, dưới sự giúp đỡ của Trung tâm Kinh doanh xuất bản và phát hành sách thuộc NXB. ĐHQGHN cuốn sách tham khảo này đã được xuất bản.
Đây là cuốn sách xuất bản dưới dạng sách tham khảo rất có ý nghĩa với những ai muốn học luật và nghiên cứu luật. Đặc biệt, trong cuốn sách có nhiều những bài viết có giá trị về những quy tắc trích dẫn, đạo văn và phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học của các trường Luật nổi tiếng trên thế giới như của ĐH Harvard, Bộ quy tắc Bluebook, Bộ quy tắc của ĐH Oxford, ĐH Chicago... Ngoài ra, trong sách còn có một sô bài viết mang tính chất trải nghiệm trong quá trình nghiên cứu luật học, những bài viết chia sẻ về các quy định hiện hành của ĐHQGHN về cách thức, yêu cầu đối với luận văn, luận án.
Chủ biên: PGS.TS Vũ Công Giao, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh. 
Các tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh; GS.TS. Nguyễn Đăng Dung; ThS. Nguyễn Thuỳ Dương; TS. Mai Hải Đăng; ThS. Nguyễn Anh Đức; PGS.TS. Vũ Công Giao; PGS.TS. Nguyễn Phú Hải; TS. Nguyễn Huy Hoàng; NCS. Trần Kiên; Maleiha Malik; GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế; TS. Bùi Ngọc Sơn; TS. Nguyễn Minh Tâm; GS.TS. Phạm Hồng Thái; TS. Nguyễn Bích Thảo; TS. Phạm Thị Duyên Thảo; TS. Mai Văn Thắng; TS. Bùi Hải Thiêm; TS. Đặng Minh Tuấn; TS. Nguyễn Minh Tuấn; TS. Nguyễn Tiến Vinh; GS.TSKH. Đào Trí Úc.
Mời các bạn quan tâm tìm đọc (tại Khoa Luật - ĐHQGHN)!

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Lobby ở Liên bang Nga và những gợi mở cho Việt Nam


TS. Mai Văn Thắng
 Khoa Luật-ĐHQGHN

Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo
"Vận động chính sách công trên thế giới 
và ở Việt Nam" do Viện IPL tổ chức tháng 8/2015

Ở Việt Nam, cho đến nay,"Lobby" vẫn là một thuật ngữ bị mang "tiếng xấu" nhiều hơn là "tiếng tốt". Nhưng, dù xấu hay tốt, nó vẫn đã và đang hiện hữu ở mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Hội thảo với tiêu đề trên là một trong những buổi toạ đàm khoa học hết sức có ý nghĩa và thú vị mà tôi từng tham gia. Tại Hội thảo này, có nhiều nhà khoa học, nhà chính trị, nhà hoạt động xã hội đã nói và viết rất thẳng thắn, nhưng cũng không ít người được cho là đã tiếp cận theo cách mà chúng ta thường gọi là "Nói gió để làm động lòng mây".  
Về phần mình, do còn non trẻ nên tôi xin được mon men theo cách tiếp cận thứ hai nói trên. Khi bắt tay vào tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động lobby ở Nga, tôi mới nhận thấy, hình như cả trong quá khứ và ngay ở hiện tại chúng ta đã và đang có cái gì đó giống họ. Từ bài học lịch sử và kinh nghiệm hiện tại của nước Nga, mong rằng chúng ta sẽ minh định cho mình cách tiếp cận phù hợp, hiệu quả về hoạt động vận động chính sách ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Tư vấn ngoài giờ cho sinh viên: "Bàn thêm về Quân chủ và Phong kiến, giá trị của nền Quân chủ trong thế giới hiện đại"

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Trong lúc giảng về hình thức nhà nước, tôi có cảm nhận, nhiều bạn sinh viên có vẻ ngạc nhiên và chưa hiểu lắm, vì sao trên thế giới hiện đại ngày nay “mà” vẫn còn nhiều “chính thể Quân chủ” đến thế.  Tôi cũng cảm nhận rằng, hình như có bạn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “Quân chủ” và “Phong kiến”. ..
Do thời gian trên lớp ít ỏi, cũng có thể là do cần “chạy đua” với chương trình hoặc vài lý do khác nữa, nên tôi mạn phép dùng diễn đàn này để “câu thêm” chút thời gian nhằm tư vấn thêm cho các bạn sinh viên. Do đây chỉ là sự trao đổi theo kiểu hỏi - trả lời nên nếu có gì không đúng (kể cả văn phong) hoặc kiến thức chưa được chuẩn mong các bạn  thông cảm và góp ý qua email hoặc gặp trực tiếp để tôi được tiếp thu, trao đổi hoặc có những giải trình về quan điểm của mình.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Làng xã và "dân chủ" ở làng xã trong truyền thống và lịch sử Việt Nam

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN
 Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, và muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam thì cũng phải bắt đầu bằng việc xây dựng lại cộng đồng làng xã. Vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam" 
- Vũ Đình Hòe - 

 Sinh ra từ làng nên tôi luôn "bị ám ảnh" bởi làng. Có lẽ vì thế mà dù đi được đây đó nhưng tầm mắt tôi vẫn không vượt khỏi chữ "Làng". Trong bài viết này, trên cơ sở lĩnh hội những tri thức, nghiên cứu của các bậc đại tiền bối trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tôi xin có đôi lời bình luận và qua đây cũng xin được bày tỏ mong muốn về những đổi mới trong quản trị địa phương sao cho vừa mang được hơi thở của các xu thế hiện đại, nhưng phải kế thừa những tinh túy của "Làng Việt" - những tinh túy mà không phải nơi nào trên thế giới này cũng dễ mà có được.
 Nghiên cứu về làng xã không phải là đề tài hay hướng nghiên cứu mới, mà đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về nó một cách công phu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Tuy vậy, làng xã luôn là đề tài có tính hấp dẫn, có tính cấp thiết và giá trị cao, đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách thể chế, dân chủ hóa và định hướng xây dựng tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay. Về ý nghĩa này, ông Vũ Đình Hòe, trong cuốn Hồi ký Thanh Nghị đã viết: “Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, và muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam thì cũng phải bắt đầu bằng việc xây dựng lại cộng đồng làng xã. Vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam”.[1]

Tản mạn về mối liên hệ và vai trò của chính quyền địa phương với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê, đi nhiều, được trải nghiệm cuộc sống ở nhiều địa phương và cũng được lắng nghe vô số những than phiền, cảm nhận nỗi bức xúc của người dân đối với các cấp chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cơ sở, tôi trộm nghĩ: có lẽ những nỗ lực cải cách ở cấp vĩ mô (cấp trên) là tốt, nhưng chưa đủ, chưa hiệu quả, mà phải đổi mới cả ở cấp vi mô - đổi mới một cách mạnh mẽ, triệt để và can đảm. Phải xây dựng lại mô hình quản trị địa phương kiểu mới thì mới có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững, thực thi một cách nghiêm túc các quyền dân chủ của người dân.
Suy cho cùng, đối với mỗi người dân thì đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội, thiết lập thiết chế Hội đồng Bầu cử Quốc gia hay việc Chủ tịch nước, Thủ tướng...nhậm chức phải tuyên thệ... đều quan trọng và cần thiết. Nhưng, thiết nghĩ, đối với mỗi người dân, điều quan trọng hơn là phải giải quyết cho họ ngay và nhanh các câu hỏi, đại loại như: “đất của tôi sao các UBND xã lại tịch thu và bán đi?” “Hàng xóm nuôi 100 con heo nên rất ồn, hôi thối nồng nặc, ruồi muỗi nhiều sao các ông cán bộ xã không có ý kiến gì?”, “Sao trên 1 sào ruộng lại có tới 17-20 loại phí như vậy? Chi vào đâu, làm việc gì?”, “Sao đến thời vụ cấy rồi mà Ủy ban không cho cấy mà bắt dân phải cấy vào ngày A, ngày B nào đó để Ủy ban Tỉnh C, Huyện D về quay hình, kiểm tra và làm “Lễ xuống đồng” và để rồi lúa cấy muộn chết rét hàng loạt?”, “Cát tặc hoành hành, cán bộ ủy ban đi đâu?”... mới là quan trọng và cấp thiết hơn cả. Vì đó là cuộc sống thường ngày của họ,
Trộm nghĩ, Trung ương thì tốt, nhưng lại ở quá xa, còn chính quyền địa phương thì gần (về địa lý) nhưng mà lại xa vì chỉ biết có nhìn lên mà không trông xuống?! Làm sao để chính quyền ở địa phương phải thật sự gần dân, của dân, do dân và vì dân?!
Để trả lời cho những câu hỏi này, trước hêt, dưới đây tôi xin được phân tích đôi điều về mối liên hệ và vai trò của chính quyền địa phương (CQĐP) với việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân và qua đó cũng mong góp một chút ý kiến làm rõ hơn sự cần thiết phải đổi mới nền quản trị địa phương ở nước ta hiện nay.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Declaration of the Rights of Man and of the Citizen




Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN

Đã vài lần đọc bản Tuyên ngôn này, nhưng mỗi lần đọc lại tôi lại phát hiện ra nhiều cái mới. Không hiểu tại sao, những thứ được làm ra cách đây đã vài thế kỷ mà đến bây giờ vẫn còn nguyên tính thời sự. Đọc và suy ngẫm để thấy rằng, mình còn kém cỏi quá, còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để bằng họ vài trăm năm trước. Người Nga có câu "Muộn còn hơn không bao giờ". Câu này tỏ ra đúng với chúng ta hôm nay. 
Chẳng hạn, có những triết lý đơn giản thế này "Ở bất kỳ xã hội nào, mà trong đó quyền con người, quyền công dân không được bảo đảm và không có phân quyền, thì không có Hiến pháp" (Điều 16 Tuyên ngôn này), mà mãi đến hôm nay chúng ta mới lờ mờ nhận ra. Ấy thế mà vẫn có người quả quyết với tôi rằng, Hiến pháp và Đạo luật cơ bản của Nhà nước là giống nhau cơ đấy!
Trân trọng giới thiệu bản Tuyên ngôn này bằng tiếng Anh và tiếng Nga cho những ai quan tâm, gọi là có chút trách nhiệm xã hội trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục tinh thần pháp luật cho cộng đồng!

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Sự cần thiết đổi mới chương trình, giáo trình môn Lý luận nhà nước và pháp luật theo hướng hiện đại phù hợp bối cảnh mới ở nước ta hiện nay


Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Lý luận về nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sở, nền tảng và đồng thời là môn học nền tảng, cánh cửa để bước vào khoa học pháp lý, giúp cho việc tiếp nhận các khoa học pháp lý chuyên ngành và khoa học pháp lý ứng dụng trở nên có hệ thống, logic và chuẩn xác hơn. Cũng chính vì tầm quan trọng ấy mà việc cung cấp, phổ biến tri thức thuộc lĩnh vực này cần đảm bảo sự chuẩn xác, phù hợp với định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và chiến lược cải cách giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, thiết nghĩ, xã hội cần phải được tư duy theo hướng pháp quyền và nhân quyền. Muốn có được tư duy theo hướng pháp quyền và nhân quyền, trước hết cần phải truyền bá tri thức và tiếp cận theo pháp quyền, nhân quyền. Với tư cách như là một khoa học pháp lý, một môn học cơ sở trong quá trình đào tạo luật học, Lý luận nhà nước và pháp luật đóng một vai trò quan trọng. Bởi, nếu những nhà luật học tương lai, những người đã chọn luật như nghề nghiệp tương lai của mình được trang bị ngay từ những giây phút đầu một tri thức chuẩn, một tư duy pháp quyền, nhân quyền trên nền tảng của Lý luận nhà nước và pháp luật, thì sứ mệnh đó có cơ sở để thành công!
Tuy nhiên, nghiên cứu về chương trình giảng dạy và hệ thống giáo trình của môn học này ở nước ta, tôi cho rằng, với những gì hiện có Lý luận nhà nước và pháp luật chưa hoàn toàn đủ sức gánh vác việc thực thi sứ mệnh cao cả “đi trước mở đường” đó.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Bàn thêm về Quyền con người, quyền công dân và ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Quyền con người – “nhân quyền” – là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam. Nó phổ biến không chỉ bởi vì được nhắc đến nhiều trong khoa học, những tranh luận chính trị hay thực tiễn, mà còn bởi nhân quyền là một giá trị phổ quát. Tính phổ quát của nội hàm thuật ngữ này vừa xuất phát từ thuộc tính tự nhiên vốn có của con người, đồng thời được khẳng định bởi những văn kiện pháp lý mang chính chất nền tảng của pháp luật quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc 1945 (Chapter of United Nations), Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người 1948 (Universal Declaration of Human Rights), Công ước quốc tế về các quyền chính trị dân sự 1966 (ICCPR), Tuyên bố Vienna về quyền con người 1993 (Vienna Declaration on Human Rights) và Tuyên bố Bangkok 1993….

Tản mạn về thuật ngữ "Chính quyền địa phương"

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Là một trong những thuật ngữ khá phổ biến, nhưng cho đến nay thuật ngữ “Chính quyền địa phương” (CQĐP) vẫn chưa được nhận thức một cách thống nhất kể cả trên phương diện khoa học, lý luận, cũng như thực tiễn.
Thuật ngữChính quyền địa phương” được hiểu tương đương thuật ngữ “Local Government” trong tiếng Anh và “Местная власть” (Mestnya vlast’) trong tiếng Nga. Tuy nhiên, ngữ nghĩa của “Local Government” hay “Местная власть” (Mestnya vlast’) trong các ngôn ngữ này vẫn còn nhiều tranh luận. Chẳng hạn, từ “Местная власть” (Mestnya vlast’) trong tiếng Nga tạm dịch sang tiếng Việt là ”Chính quyền địa phương”, nhưng nội hàm của nó chưa thống nhất. Đôi khi, CQĐP được hiểu là tất cả những loại chính quyền không phải là chính quyền trung ương (chính quyền Liên bang). Nghĩa là bao gồm cả chính quyền của các chủ thể Liên bang (chính quyền bang) và cả chính quyền tự quản địa phương (Местное самоуправление). Nhưng cũng có khi, CQĐP cũng chỉ được hiểu là chính quyền tự quản mà không bao gồm chính quyền của chủ thể Liên bang.
Theo cuốn từ điển giải nghĩa Macmillan English Dictionary, thuật ngữ Chính quyền địa phương được hiểucác tổ chức cung cấp dịch vụ công trong một thành phố hoặc khu vực lãnh thổ được kiểm soát bởi các công chức được lựa chọn trong bầu cử địa phương”.[1] Còn theo cuốn từ điển Oxford Dictionary of Current English: “Chính quyền địa phương là hệ thống chính quyền của một thành phố hoặc một khu vực lãnh thổ bao gồm những người đại diện cho nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra”.[2]

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Bàn về thiết chế Ombudsman Liên bang ở Nga



TS. Mai Văn Thắng 

Khoa Luật, ĐHQGHN

Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:

Luật học, tập 31, số 2, 2015 (52-59)
Tóm tắt
Ombudsman Liên bang ở Nga là thiết chế mới được thiết lập ở nước Nga cùng với quá trình cải cách dân chủ ở quốc gia này. Với tính chất là một thiết chế quyền lực nhà nước do Đu-ma Quốc gia Nga lập nên nhưng độc lập và nhân danh cá nhân trong hoạt động, Ombudsman Liên bang ở Nga đang chứng minh tính hiệu quả và nhận được sự tín nhiệm cao trong xã hội. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, thiết nghĩ, việc tìm hiểu mô hình Ombudsman Liên bang ở Nga là rất hữu ích và cần thiết cho khả năng hình thành một thiết chế chuyên trách, độc lập tập trung bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền trong tương lai.
1.     Đặt vấn đề
Ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền không chỉ là một xu thế phổ biến mà còn là nghĩa vụ cơ bản của mỗi nhà nước, xã hội dân chủ trong thế giới hiện đại. Những qui định tiến bộ về nhân quyền trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã phần nào thể hiện được xu thế này.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho những qui định tiến bộ của Hiến pháp được phát huy vai trò trong cuộc sống, rất cần có những cơ chế, thiết chế hữu hiệu tổ chức, triển khai và giám sát việc tổ chức, thực hiện những qui định ấy.
Trên thực tế, Việt Nam có không ít những cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền. Nhưng, chúng ta lại chưa có thiết chế thực sự chuyên trách, chuyên nghiệp và độc lập để bảo vệ, bảo đảm nhân quyền hiệu quả…
Đọc toàn văn bài viết ở đây!

Một số vấn đề hiện đại hóa hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững

Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Nguồn: Bài viết trong Kỷ yếu
Hội thảo Quốc tế VNH lần IV
TB7: "Cải cách HTPL Việt Nam 
vì mục tiêu phát triển bền vững" 


Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, thuật ngữ "phát triển bền vững" đã được hình thành và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Nói một cách chung nhất, phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai hay không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ mai sau [1]. Chính vì sự hoàn hảo như vậy mà phát triển bền vững được xác định là chiến lược phát triển của phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi quốc gia, tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý, lịch sử văn hóa... của mình mà lựa chọn một cách riêng để đạt tới sự phát triển bền vững. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế phát triển nhanh và luôn ở tốc độ cao. Sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới cũng như tham gia tích cực vào tiến trình toàn cầu hóa đã đem lại cho đất nước nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, nhìn vào những con số của nền kinh tể, những tác động của văn hóa, nhiều chiến lược gia, nhà hoạch định chính sách đã không khỏi giật mình và nhận thấy phải gấp rút và cần thiết chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững, bởi nếu không có phát triển bền vững thì những đánh đổi ngày nay sẽ không thể bù đắp lại trong tương lai và chắc chắn không ai khác mà chính thế hệ mai sau là những người gánh chịu hậu quả.