Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Đôi điều về thuật ngữ "giới hạn" và "hạn chế" quyền - phân tích từ góc nhìn ngôn ngữ trong KHPL Nga

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Nguồn: Sách chuyên khảo
Giới hạn chính đáng đối với các QCN, QCD 
trong pháp luật quốc tế và Việt Nam,
Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), 
NXB. ĐHQGHN 2015 tr.94-97)
Giới hạn quyền là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn không chỉ cộng đồng khoa học mà còn của các nhà hoạt động chính trị, hoạt động xã hội và người dân. Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta vẫn còn có nhiều cách hiểu, dịch khác nhau về hai thuật ngữ "giới hạn" và "hạn chế" quyền. Tác giả xin giới thiệu một cách hiểu, một quan niệm về nội hàm của hai khái niệm này. Có thể quan niệm của tác giả là chưa chuẩn, nhưng khoa học là vậy, đặc biệt là luật học - tranh luận là phương thức để tìm ra chân lý. Xin giới thiệu cách hiểu của tác giả về hai khái niệm này!
Giới hạn (hạn chế) quyền con người là một trong những vấn đề được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn khoa học cũng như thực tiễn cuộc sống ở Liên bang Nga trong hai thập niên trở lại đây. Tính thời sự của nó được qui định bởi bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tổ chức quyền lực, dân chủ hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước Nga thời kỳ hậu Xô viết.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

GIỚI THIỆU SÁCH: GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

 
Giáo trình: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Chủ biên: TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2017
 
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn giáo trình của Khoa Luật, ĐHQGHN "Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam" mới xuất bản năm 2017. Đây là cuốn giáo trình có sự tham gia của nhiều giảng viên của Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội. Các tác giả khi biên soạn đã tham khảo, kế thừa nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài, trong đó có các sách chuyên khảo, tham khảo và các Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam qua nhiều thời kỳ, nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Nội dung của hầu hết các chương đã được sửa đổi, cập nhật những nội dung mới. Từng phần của Giáo trình được viết theo hướng phản ánh trung thực lịch sử, bám sát bối cảnh lịch sử cụ thể để luận giải nội dung và ý nghĩa của các vấn đề nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam. 
Ngoài ra,  giáo trình này đã có những phân tích sâu hơn dưới góc độ khoa học pháp lý và có dung lượng lớn hơn, sâu hơn các giáo trình trước đây về phần nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc, giai đoạn tồn tại các chính quyền ở miền Nam Việt Nam...
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tập thể tác giả!

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

THẢO LUẬN: KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT – CÓ MỘT SỰ PHỨC TẠP KHÔNG HỀ NHẸ

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Để phục vụ cho những thảo luận của sinh viên Khoa Luật, ĐHQGHN trong khuôn khổ môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, tôi xin đưa lên đây một số khảo cứu của tôi xung quang khái niệm hệ thống pháp luật. Rõ ràng, có một sự phức tạp không hề nhẹ và phức tạp tựa như vấn đề chúng ta đang gặp phải ở quan niệm về pháp luật mà chúng ta đã và đang gặp phải trong Lý luận về pháp luật. (Đây là một phần trong nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2016 "Sự ảnh hưởng của tư tưởng pháp luật Xô Viết lên HTPL Việt Nam do TS. Mai Văn Thắng làm chủ nhiệm).
Xin mời các bạn sinh viên đọc và đưa ra quan điểm, thảo luận!
Hiện nay trên thế giới quan niệm về “hệ thống pháp luật” rất đa dạng và những tranh luận về nội hàm của khái niệm vẫn chưa chấm dứt, thậm chí còn sôi nổi hơn do sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và hài hòa hóa pháp luật. Ngoài ra, ở nước ta, thuật ngữ “hệ thống pháp luật” cũng thật sự rắc rối do xuất phát từ những hạn hẹp về ngôn ngữ mà hai thuật ngữ khác nhau trong các ngôn ngữ nước ngoài, như: “legal system” và “ system of law” trong tiếng Anh hay “правовая система” (pravovya systema) “система права” (systema prava) trong tiếng Nga đều được gọi chung trong tiếng Việt là “hệ thống pháp luật” dù trong các ngôn ngữ khác chúng có nội hàm không tương đồng nhau. Như vậy, minh định rõ nội hàm khái niệm hệ thống pháp luật trong khuôn khổ đề tài này là quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG NGA HIỆN ĐẠI

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Nguồn: Chuyên san Luật học, số 3/2017
Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN
(Xem tại đây)
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích các nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự hình thành và phát triển, bản chất, vị trí và vai trò của án lệ với tư cách là nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật nước Nga hiện đại. Khác với nguyên tắc “stare decisis” của án lệ trong Thông luật, án lệ ở Nga chiếm vị trí thứ yếu, là nguồn bổ trợ, mang tính chất giải thích pháp lý của hệ thống pháp luật. Án lệ ở Nga cũng không được trao vị trí chính thức, không được lựa chọn, công bố mà là sự khẳng định giá trị, tính thuyết phục, sự vượt trội, hợp lý của những quan điểm, giải pháp pháp lý được thể hiện trong các quyết định của các tòa án cấp cao và được sử dụng làm căn cứ trong các phán quyết, quyết định của các tòa án cấp dưới cho dù án lệ được tạo ra bởi Tòa án Hiến pháp Liên bang trong nhiều trường hợp không theo nguyên tắc này vì tính bắt buộc của nó. Các quan điểm, giải pháp pháp lý là nội dung của án lệ không phải là quy phạm pháp luật.
Từ khóa: Án lệ, Nga, tòa án, hệ thống pháp luật, nguồn pháp luật.

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

PHÂN QUYỀN DỌC VÀ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM

ảnh: Internet
TS. Mai Văn Thắng
ThS. NCS. Tạ Đức Hòa
Nguồn: TC Quản lý Nhà nước
số tháng 9/2017
Tóm tắt: Trong bài viết này tác giả tập trung phân tích bản chất của phân quyền và nội hàm của phân quyền theo chiều dọc, những điều kiện, nhu cầu, nhân tố thúc đẩy và phát triển của xu hướng phân quyền dọc ở Việt Nam. Trên cơ sở đó bài viết chỉ ra và phân tích những ảnh hưởng của xu hướng này tới những nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước cũng như những tác động của nó tới mô hình, phương thức quản trị nhà nước hiện đại ở nước ta trong thời gian tới.
Từ khóa: Phân quyền dọc, chính quyền địa phương, quản trị nhà nước, tác động, Việt Nam.
(Lưu ý: Trong Tạp chí số này, Ban Biên tập đã cắt giảm số lượng của bài viết. Dưới đây là toàn bộ nội dung bài viết)
1.          Đặt vấn đề
Những năm gần đây, ở nước ta bước đầu có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy và hệ thống quản trị nhà nước. Nhà nước dân chủ pháp quyền XHCN đã và đang được xây dựng. Chính quyền kiến tạo, phục vụ, hành động, liêm chính được thể hiện trong cả tuyên bố lẫn hành động[1].