Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Tính biện chứng của tư duy pháp lý

ảnh: Internet
TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật-ĐHQGHN
Nguồn: Sách chuyên khảo
"Tư duy pháp lý: Lý luận và thực tiễn"
NXB. ĐHQGHN, 2016
Chủ biên: Nguyễn Hoàng Anh,
Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tuấn
Thông thường, nhiều người hay bàn về những quy luật của tư duy. Điều này rất đúng, nhưng đó là tư duy lý tưởng, tư duy logic hay nói một cách khác - những đòi hỏi của tư duy logic, khoa họcỞ một góc nhìn bình dân hơn, tôi thấy tư duy đơn giản là một sản phẩm sinh ra t cuộc sống và luôn vận động biến đổi cùng cuộc sống. Đến lượt mình tư duy cũng góp phần không nhỏ làm thay đổi cuộc sống, thay đổi chính mình. Thiết nghĩ, ở một góc nhìn "bình dân" thì chúng ta sẽ có một cái nhìn "khoan dung" hơn với lề lối tư duy của một xã hội đương thời và cũng từ đó sẽ nỗ lực hơn để thay đổi (hoàn thiện hoặc đổi mới) thực tại xã hội để tư duy, nhất là tư duy pháp lý, ngày một tiệm cận hơn tới các chuẩn mực của tư duy khoa học, logic và hiện đại.
Mở đầu
Tư duy pháp lý là một loại hình của tư duy - tư duy chuyên nghiệp của luật gia, vì vậy nó cũng cần phải tuân thủ đầy đủ những quy luật cơ bản của tư duy logic hình thức, như quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tam và quy luật lý do đầy đủ.[1] Những quy luật này cũng chính là những yêu cầu cần thiết của luật gia trong hoạt động nghề nghiệp.
Tư duy là một hoạt động nhận thức của con người và tư duy pháp lý cũng vậy. Vì thế tư duy pháp lý không tách rời thực tại khách quan. Những quy luật của tư duy logic hình thức đòi hỏi trạng thái tĩnh, lý tưởng, trong khi đó, trên thực tế, tư duy pháp lý luôn gắn liền với hoạt động của mỗi chủ thể, đặt trong bối cảnh, hoàn cảnh, thời điểm xác định, vì vậy nó còn chịu tác động và nằm trong mối liên hệ qua lại với thực tại xã hội. Tư duy pháp lý là hoạt động nhận thức (ý thức) của cá nhân, chịu sự quy định của thực tại xã hội, của chủ thể nên luôn vận động, biến đổi và phát triển. Nói một cách khác, cũng như tư duy, tư duy pháp lý không chỉ là những quy luật, những điều kiện, mà còn là một hiện tượng có mối quan hệ chặt chẽ với thực tại xã hội, luôn vận động, biến đổi và phát triển.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Bàn về mối tương quan giữa quy phạm pháp luật và các điều luật trong văn bản pháp luật

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN

Gần đây, có một số bạn sinh viên trong thời gian ôn thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật có biên thư hỏi tôi về mối tương quan giữa quy phạm pháp luật và điều luật trong văn bản quy phạm pháp luật. Để tiện cho các bạn sinh viên tôi xin đưa quan điểm của mình lên đây cho các bạn đọc, nếu ai có quan điểm khác hoặc thắc mắc xin gửi thư góp ý cho tôi hoặc phản biện để tôi hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! 

Quy phạm pháp luật và điều luật là hai hiện tượng pháp lý độc lập. Nếu quy phạm pháp luật là một bộ phận cấu thành của pháp luật trên phương diện nội dung, thì điều luật lại là sự biểu hiện của pháp luật về mặt hình thức. So sánh hai hiện tượng khác nhau thông thường không có nhiều ý nghĩa, tuy vậy, việc chỉ ra mối liên hệ giữa quy phạm pháp luật và các điều luật lại có ý nghĩa trong cả nhận thức, lý luận và thực tiễn.
Trên khía cạnh nhận thức và lý luận, tìm ra mối liên hệ giữa quy phạm pháp luật và điều luật giúp người học phân biệt rõ hơn về quy phạm pháp luật cũng như về các điều luật, phần nào giải quyết những hoài nghi về cấu trúc của quy phạm pháp luật. Ở khía cạnh thực tiễn, việc chỉ ra mối liên hệ này không chỉ giúp cho quá trình tư duy phân tích quy phạm và áp dụng pháp luật trong giải quyết một vụ việc, tình huống pháp lý cụ thể mà còn giúp hoàn thiện và nâng tầm kỹ thuật lập pháp.

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Chính sách quốc phòng-an ninh của Nga trên Biển Đông

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN
[Bài viết tiếp tục là một phần của những khảo cứu của tác giả về vai trò, vị trí của Nga trong khu vực biển Đông nhằm tìm kiếm các giải pháp pháp lý, kinh tế, ngoại giao, chính trị cho vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta trên Biển Đông]

Vẫn mãi là một tình yêu dành cho nước Nga!

Quốc phòng – an ninh là lĩnh vực, có thể nói, được quan tâm nhất trong khu vực Biển Đông ở thời điểm hiện nay. Đứng trước những nguy cơ, thách thức nảy sinh từ những cuộc tranh chấp chủ quyền trên khu vực Biển Đông, mỗi quốc gia trong khu vực đều đặt trọng tâm đảm bảo an ninh, quốc phòng nhằm giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như đảm bảo sự ổn định của môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội trong nước. Chính vì lẽ đó, chính sách quốc phòng, an ninh của Nga đối với khu vực Biển Đông rất cần được xem xét, phân tích đánh giá để có những tính toán hợp lý, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Chính sách kinh tế của Liên bang Nga ở khu vực Biển Đông

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật- ĐHQGHN
[Bài viết là một phần của những khảo cứu của tác giả về vai trò, vị trí của Nga trong khu vực biển Đông nhằm tìm kiếm các giải pháp pháp lý, kinh tế, ngoại giao, chính trị cho vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta trên Biển Đông]

1.     Thực trạng và xu hướng quan hệ kinh tế giữa Nga với các quốc gia khu vực Biển Đông
Hiện tại, Nga chưa phải là một cường quốc kinh tế trên thế giới. Mô hình phát triển kinh tế của Nga vẫn còn có nhiều vấn đề và cần phải được đổi mới để đáp ứng như cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Theo mô hình hiện tại, Nga vẫn là quốc gia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, GDP của nước này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Một điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế đó chính là nền công nghiệp quốc phòng. Nga là một quốc gia có tiềm lực kỹ thuật, công nghệ quốc phòng mạnh, vì thế thu nhập từ xuất khẩu vũ khí, thiết bị quốc phòng cũng là một trong những nguồn chủ yếu cho ngân sách nhà nước và cũng qua đây Nga cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.