Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

“Chính trị” và “Politics”

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN



Tìm về cội nguồn ...

Cách đây không lâu, tôi có đọc lại những tranh luận về Nho giáo của hai cụ Phan Khôi và Trần Trọng Kim. Sự sâu sắc trong nhận thức về Nho học, Đạo Khổng của hai cụ quả thật không thể bàn cãi. Khi đọc những nghiên cứu của cụ Phan Khôi về “Chính Danh” và “Luân lý học phương Đông” tôi lại thấy có một điều khá thú vị: thú vị về mặt ngôn ngữ và thú vị về mặt bối cảnh. Đó là vấn đề về mối liên hệ giữa hai thuật ngữ “Chính trị” với “Politics”.
Thoạt đầu, tôi cũng thấy rằng, chẳng có gì phải bàn đến ở đây cả, vì thuật ngữ “Politics” khi dịch sang tiếng Việt thì được gọi là “Chính trị”. Tiếng Nga cũng vậy, thuật ngữ “Politics” cũng có nghĩa tương tự trong tiếng Nga là “Политика” (phiên âm: Politika). Tuy nhiên, khi liên hệ với thuyết “Chính danh” của Nho học, tôi có cảm giác hình như có gì đó cần phải bàn thêm.
Trong ngôn ngữ phương Tây (bao gồm cả ngôn ngữ Anh và Nga), thuật ngữ “Politics” (hay “Политика”) đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại. Theo đó, trong tiếng Hy Lạp cổ, bắt đầu từ chữ “πολιτική ” (công việc quốc gia). Ở đây, thuật ngữ mà chúng ta dịch là “Chính trị” có gốc là “πόλις” (polic) có nghĩa là thành phố quốc gia (cũng hay được dịch là thành bang). Bên cạnh gốc “πόλις” thì thuật ngữ đó còn được ghép với đuôi “τική” (phiên âm là tiky) có nghĩa là ý nghĩa. Như vậy, từ gốc Hy Lạp đó có nghĩa là “Công việc có ý nghĩa quốc gia”. Sau này, trong tiếng Hy Lạp từ đó cũng được viết thành “πολιτικός” với nghĩa “πόλι” (“poli” - nhiều, nhiều người) và “τόκος” (“tokoc”nghĩa là lợi ích) hay “τικός” (tikos – liên quan đến người dân).[1] Ngoài ra, việc hiểu nghĩa của từ “ Politika” và việc phát triển nó cũng có công lớn của nhà triết học Aristotle với cuốn sách “Politika” và được hiểu theo nghĩa công việc của quốc gia hay liên quan đến các công dân.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Các quy luật cơ bản của tư duy

ảnh: InternetLời giới thiệu

Tác giả: Phạm Đình Nghiệm
Nguồn: "Nhập môn logic học"
Nxb. ĐHQG HCM, 2008.



Vào khoảng giữa tháng 11/2015, Bộ môn Lý luận - lịch sử Nhà nước và pháp luật thuộc Khoa Luật, ĐHQGHN sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về "Tư duy pháp lý". Đây là vấn đề khá lý thú nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam và cũng là những bước chuẩn cần thiết để Bộ môn thực hiện giảng dạy chuyên đề Sau đại học "Tư duy pháp lý". 
Nhằm giúp cho các bạn học viên, sinh viên có những định hướng cơ bản về những vấn đề lý luận liên quan đến tư duy logic, tôi xin cung cấp bài viết rất có chất lượng của tác giả Phạm Đình Nghiệm theo nguồn kể trên để các bạn học viên, sinh viên đọc, nghiên cứu trước khi đến với những vấn đề khá khó và mới mẻ của Hội thảo.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Giới thiệu sách “Chuyện nghề Luật: hành trình công lý và trái tim”

Sách: "Chuyện nghề Luật:
Hành trình công lý và trái tim"
NXB. Hồng Đức, 2015.

Xin được giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “Chuyện nghề Luật: Hành trình công lý và trái tim” do NXB. Hồng Đức phối hợp với “VanhoaViet Books” phối hợp xuất bản năm 2015.
Cuốn sách không phải là công trình khoa học, mà là một cuốn sách giới thiệu về những hành trình đến với công lý của các luật sư, luật gia, giảng viên luật, kiểm sát viên… Đây là những câu chuyện có thật về cuộc đời, sự nghiệp của các luật gia.
Thiết nghĩ, cuốn sách có giá trị tham khảo khi giới thiệu hành trình đến với công lý, quan niệm về nghề luật và những khó khăn, cũng như những vinh quang mà các luật gia đã trải qua trên con đường công lý chông gai của các luật sư nổi tiếng như: LS. Trần Đình Triển, LS. Nguyễn Trọng Tỵ, LS. Phạm Thanh Bình,… hay những chia sẻ của TS. Trần Công Trục về hành trình cam go đi tìm công lý cho biên cương, bờ cõi và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc của chúng ta, hay những chia sẻ về nghề giảng viên luật của GS.TS. Trần Phương Đạt, PGS.TS. Quách Ngọc Lân, PGS.TS. Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Trần Văn Nam...
Trong cuốn sách, NXB Hồng Đức cũng giới thiệu về tác giả (Mai Văn Thắng) với những chia sẻ về con đường đến với luật học, quan niệm về nghề giảng viên luật như là một nghề rất đặc thù - người vừa phải biết vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ để vừa giữ đạo đức nhà giáo vừa là người tiếp lửa, hun đúc niềm tin vào công lý. (Từ trang 209-216).
Hi vọng, những trải nghiệm cùng nghề luật, chia sẻ về con đường công lý đã và đang trải qua của các nhân vật được kể trong sách này, cũng như quan điểm về nghề luật của họ sẽ góp phần hun đúc ý chí, tiếp thêm sức mạnh và giúp ích phần nào cho các bạn sinh viên luật - những người vừa mới chọn lựa và quyết định gắn bó cuộc đời mình với ngh luật  cùng niềm tin và tình yêu vào công lý!
Trân trọng giới thiệu! 

Giới thiệu sách “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013”

Sách tham khảo:
"Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013"
Chủ biên: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản; PGS.TS. Vũ Công Giao
NXB. Hồng Đức, 2015.

Không thể phủ nhận rằng, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 đã đạt nhiều bước tiến vượt bậc trong việc ghi nhận những quyền, tự do cơ bản của con người. Rất nhiều những quyền, tự do ấy, về cơ bản, phù hợp với các tiêu chuẩn của Luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất có lẽ nằm ở cơ chế thực thi và đảm bảo thực thi chúng trong thực tiễn. Xuất phát từ ý tưởng này, Khoa Luật-ĐHQGHN đã xuất bản cuốn sách tham khảo “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013” do PGS.TS. Trịnh Quốc Toản (Quyền Chủ nhiệm Khoa Luật) và PGS.TS. Vũ Công Giao (Phụ trách Bộ môn Hiến pháp-Hành chính) đồng chủ trì nhằm cung cấp thêm những luận điểm khoa học giúp việc nhận thức về các quyền hiến định được rõ ràng hơn, đưa ra những kiến nghị phù hợp giúp thiết lập được những cơ chế hữu hiệu để thực thi các quyền ấy trong thực tiễn cuộc sống.
Cuốn sách là sản phẩm của tập thể tác giả đến từ Khoa Luật - ĐHQGHN, Viện Nhà nước và pháp luật - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UB Thường vụ Quốc hội, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM…
Trong số rất nhiều những nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực Hiến pháp và Nhân quyền tham gia đồng tác giả của cuốn tham khảo này, trước hết phải kể đến PGS,TS. Vũ Công Giao, GS.TS, Nguyễn Minh Thuyết, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TSKH. Đào Trí Úc….
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách tham khảo “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013”, NXB. Hồng Đức, 2015, Đồng chủ biên: PGS.TS Trịnh Quốc Toản, PGS.TS. Vũ Công Giao với độ dày 818 trang.
Tập thể tác giả: PGS.TS. Vũ Hồng Anh, TS. Phạm Tuấn Anh, PGS.TS. Nguyn Ngọc Chí, ThS. Trần Nguyên Cường, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, ThS.NCS. Nguyễn Thùy Dương, ThS.NCS. Bùi Tiến Đạt, TS. Mai Hải Đăng, ThS. Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Quang Đức, ThS. Nguyễn Sơn Đông, PGS.TS. Vũ Công Giao, PGS.TS. Nguyễn Phú Hải, PGS.TS. Trương Hồ Hải, TS. Hoàng Hùng Hải, ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa, ThS. Lê Thị Thúy Hương, TS. Nguyễn Thị Lan Hương, PGS.TS. Doãn Hồng Nhung, TS. Hoàng Văn Nghĩa, ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm, ThS. Phí Thị Thanh Tâm, GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Chu Hồng Thanh, TS. Nguyễn Bích Thảo, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng, PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu, ThS. Vũ Thị Thúy, GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, TS. Lương Minh Tuân, ThS.NCS. Lã Khánh Tùng, TS. Trịnh Tiến Việt, GS.TSKH. Đào Trí Úc.
Đây là cuốn tham khảo hết sức có giá trị và ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến luật học, chính trị và nhân quyền.
Tiếp cận sách tại: Khoa Luật, ĐHQGHN (144. Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).