Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Ngôn ngữ không thể và không nên là sản phẩm của sự tiết kiệm, rẻ tiền

Cha đẻ của Bom nguyên tử (ảnh: Internet)
Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
[Tản mạn chiều Đông 2017]
Tôi viết mấy dòng này vì có một sự đồng cảm sâu sắc với lập luận và suy nghĩ của tác giả Crescy D. Nguyen với bài viết “Tiếng Anh, Tây Ban Nha còn khác người hơn Tiếq Việt” đăng trên Vnexpress.net (nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/tieng-anh-tay-ban-nha-con-khac-nguoi-hon-tieq-viet-3678598.html). Tôi cũng không có ý định phê phán PGS.TS. Bùi Hiền vì, dù gì đi chăng nữa, đó cũng là công trình khoa học đầy tâm huyết của ông. Nhưng, tôi chỉ xin có vài lời vì cảm thấy cần góp một “hạt cát nhỏ” để cùng xây lên “thành lũy” bảo vệ, giữ gìn sự giàu có, phong phú, bảo vệ chất thơ, chất nhạc… của tiếng Việt chúng ta.

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Đôi điều về thuật ngữ "giới hạn" và "hạn chế" quyền - phân tích từ góc nhìn ngôn ngữ trong KHPL Nga

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Nguồn: Sách chuyên khảo
Giới hạn chính đáng đối với các QCN, QCD 
trong pháp luật quốc tế và Việt Nam,
Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), 
NXB. ĐHQGHN 2015 tr.94-97)
Giới hạn quyền là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn không chỉ cộng đồng khoa học mà còn của các nhà hoạt động chính trị, hoạt động xã hội và người dân. Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta vẫn còn có nhiều cách hiểu, dịch khác nhau về hai thuật ngữ "giới hạn" và "hạn chế" quyền. Tác giả xin giới thiệu một cách hiểu, một quan niệm về nội hàm của hai khái niệm này. Có thể quan niệm của tác giả là chưa chuẩn, nhưng khoa học là vậy, đặc biệt là luật học - tranh luận là phương thức để tìm ra chân lý. Xin giới thiệu cách hiểu của tác giả về hai khái niệm này!
Giới hạn (hạn chế) quyền con người là một trong những vấn đề được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn khoa học cũng như thực tiễn cuộc sống ở Liên bang Nga trong hai thập niên trở lại đây. Tính thời sự của nó được qui định bởi bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tổ chức quyền lực, dân chủ hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước Nga thời kỳ hậu Xô viết.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

GIỚI THIỆU SÁCH: GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

 
Giáo trình: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Chủ biên: TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2017
 
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn giáo trình của Khoa Luật, ĐHQGHN "Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam" mới xuất bản năm 2017. Đây là cuốn giáo trình có sự tham gia của nhiều giảng viên của Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội. Các tác giả khi biên soạn đã tham khảo, kế thừa nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài, trong đó có các sách chuyên khảo, tham khảo và các Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam qua nhiều thời kỳ, nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Nội dung của hầu hết các chương đã được sửa đổi, cập nhật những nội dung mới. Từng phần của Giáo trình được viết theo hướng phản ánh trung thực lịch sử, bám sát bối cảnh lịch sử cụ thể để luận giải nội dung và ý nghĩa của các vấn đề nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam. 
Ngoài ra,  giáo trình này đã có những phân tích sâu hơn dưới góc độ khoa học pháp lý và có dung lượng lớn hơn, sâu hơn các giáo trình trước đây về phần nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc, giai đoạn tồn tại các chính quyền ở miền Nam Việt Nam...
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tập thể tác giả!

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

THẢO LUẬN: KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT – CÓ MỘT SỰ PHỨC TẠP KHÔNG HỀ NHẸ

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Để phục vụ cho những thảo luận của sinh viên Khoa Luật, ĐHQGHN trong khuôn khổ môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, tôi xin đưa lên đây một số khảo cứu của tôi xung quang khái niệm hệ thống pháp luật. Rõ ràng, có một sự phức tạp không hề nhẹ và phức tạp tựa như vấn đề chúng ta đang gặp phải ở quan niệm về pháp luật mà chúng ta đã và đang gặp phải trong Lý luận về pháp luật. (Đây là một phần trong nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2016 "Sự ảnh hưởng của tư tưởng pháp luật Xô Viết lên HTPL Việt Nam do TS. Mai Văn Thắng làm chủ nhiệm).
Xin mời các bạn sinh viên đọc và đưa ra quan điểm, thảo luận!
Hiện nay trên thế giới quan niệm về “hệ thống pháp luật” rất đa dạng và những tranh luận về nội hàm của khái niệm vẫn chưa chấm dứt, thậm chí còn sôi nổi hơn do sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và hài hòa hóa pháp luật. Ngoài ra, ở nước ta, thuật ngữ “hệ thống pháp luật” cũng thật sự rắc rối do xuất phát từ những hạn hẹp về ngôn ngữ mà hai thuật ngữ khác nhau trong các ngôn ngữ nước ngoài, như: “legal system” và “ system of law” trong tiếng Anh hay “правовая система” (pravovya systema) “система права” (systema prava) trong tiếng Nga đều được gọi chung trong tiếng Việt là “hệ thống pháp luật” dù trong các ngôn ngữ khác chúng có nội hàm không tương đồng nhau. Như vậy, minh định rõ nội hàm khái niệm hệ thống pháp luật trong khuôn khổ đề tài này là quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG NGA HIỆN ĐẠI

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Nguồn: Chuyên san Luật học, số 3/2017
Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN
(Xem tại đây)
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích các nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự hình thành và phát triển, bản chất, vị trí và vai trò của án lệ với tư cách là nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật nước Nga hiện đại. Khác với nguyên tắc “stare decisis” của án lệ trong Thông luật, án lệ ở Nga chiếm vị trí thứ yếu, là nguồn bổ trợ, mang tính chất giải thích pháp lý của hệ thống pháp luật. Án lệ ở Nga cũng không được trao vị trí chính thức, không được lựa chọn, công bố mà là sự khẳng định giá trị, tính thuyết phục, sự vượt trội, hợp lý của những quan điểm, giải pháp pháp lý được thể hiện trong các quyết định của các tòa án cấp cao và được sử dụng làm căn cứ trong các phán quyết, quyết định của các tòa án cấp dưới cho dù án lệ được tạo ra bởi Tòa án Hiến pháp Liên bang trong nhiều trường hợp không theo nguyên tắc này vì tính bắt buộc của nó. Các quan điểm, giải pháp pháp lý là nội dung của án lệ không phải là quy phạm pháp luật.
Từ khóa: Án lệ, Nga, tòa án, hệ thống pháp luật, nguồn pháp luật.

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

PHÂN QUYỀN DỌC VÀ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM

ảnh: Internet
TS. Mai Văn Thắng
ThS. NCS. Tạ Đức Hòa
Nguồn: TC Quản lý Nhà nước
số tháng 9/2017
Tóm tắt: Trong bài viết này tác giả tập trung phân tích bản chất của phân quyền và nội hàm của phân quyền theo chiều dọc, những điều kiện, nhu cầu, nhân tố thúc đẩy và phát triển của xu hướng phân quyền dọc ở Việt Nam. Trên cơ sở đó bài viết chỉ ra và phân tích những ảnh hưởng của xu hướng này tới những nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước cũng như những tác động của nó tới mô hình, phương thức quản trị nhà nước hiện đại ở nước ta trong thời gian tới.
Từ khóa: Phân quyền dọc, chính quyền địa phương, quản trị nhà nước, tác động, Việt Nam.
(Lưu ý: Trong Tạp chí số này, Ban Biên tập đã cắt giảm số lượng của bài viết. Dưới đây là toàn bộ nội dung bài viết)
1.          Đặt vấn đề
Những năm gần đây, ở nước ta bước đầu có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy và hệ thống quản trị nhà nước. Nhà nước dân chủ pháp quyền XHCN đã và đang được xây dựng. Chính quyền kiến tạo, phục vụ, hành động, liêm chính được thể hiện trong cả tuyên bố lẫn hành động[1].

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Sách chuyên khảo "Lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý"

Mai Văn Thắng
Mục: Giới thiệu sách
Xin trân trọng giới thiệu tới người học, bạn đọc cuốn sách chuyên khảo "Lịch sử tư tưởng chính trị -pháp lý" do GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế và GS.TS. Nguyễn Đăng Dung đồng chủ biên, NXB. ĐHQGHN, 2016. Đây là cuốn sách giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của các quan điểm, học thuyết, trường phái về chính trị, nhà nước, pháp luật và quyền con người trong tiến trình lịch sử nhân loại. Nội dung cuốn chuyên khảo này gồm có hai phần cơ bản là tư tưởng chính trị - pháp lý của một số quốc gia trên thế giới và tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Lược sử hình thành và phát triển tư tưởng pháp luật Xô Viết

ảnh Internet
TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
(Nguồn: Báo cáo Đề tài cấp cơ sở
năm 2016
"Sự ảnh hưởng của
tư tưởng pháp luật Xô Viết
lên HTPL Việt Nam
 trước Đổi mới 1986
(tiếp cận dưới góc độc lịch sử pháp luật)")


Rất nhiều người (trong đó đã từng có tôi) cho rằng mình quá hiểu về tư tưởng pháp luật Xô Viết. Thế nhưng, khi đi vào nghiên cứu mới thấy những gì mình hiểu trước đây là chưa đầy đủ, thậm chí có đôi chỗ là chưa chuẩn. Điều này không chỉ nguy hiểm cho nhận thức mà còn cho việc truyền bá, vận dụng đúng đắn trên thực tiễn. Gần đây, được Khoa Luật, ĐHQGHN tạo điều kiện, tôi đã bước đầu nghiên cứu về Tư tưởng này và sự ảnh hưởng của nó tới Việt Nam giai đoạn trước 1986. Báo cáo rất dài và gồm nhiều phần và những dòng dưới đây là một trong số kết quả đầu tiên của quá trình khởi đầu nghiên cứu về tư tưởng này. Tôi sẽ lần lượt công bố để những ai quan tâm tìm đọc và góp ý, trao đổi! Trân trọng và mong nhận được ý kiến góp ý!

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Về đổi mới pháp lý bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hình sự ở Liên bang Nga hiện nay

Gorsky Maxim Vadimovich*
Mai Văn Thắng**
Nguồn: T/c: Khoa học Kiểm sát
số 2/2017
Tóm tắt: Trong bài viết này các tác giả nghiên cứu chỉ ra một số bất cập cũng như những đổi mới pháp lý cơ bản liên quan đến bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân trong tố tụng hình sự (TTHS) Liên bang Nga hiện nay. Đặc biệt, các tác giả tập trung phân tích, đưa ra một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả của các quy định đề nghị thay đổi chủ thể tố tụng trong mối liên hệ với cơ chế điều chỉnh mâu thuẫn, đối kháng lợi ích được ghi nhận trong pháp luật TTHS. Ngoài ra, các tác giả cũng tập trung phân tích khả năng hiện đại hóa, áp dụng hệ thống “Tư pháp điện tử” như là những công cụ hiện đại, hiệu quả bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân trong TTHS ở Nga.
Từ khóa: Quyền tiếp cận thông tin, thay đổi chủ thể tố tụng, đối kháng lợi ích, tư pháp điện tử, tố tụng hình sự, Liên bang Nga.

Legal innovations of guaranteeing the right to access to information in criminal proceedings in the Russian Federation

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Chiến thuật tham gia, bảo vệ của luật sư đại diện bị hại trong Tố tụng hình sự ở Nga và những gợi mở cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Gorsky Vadim Vadimovich
Faculty of Law, Voronezh State University, Russia
TS. Mai Văn Thắng
School of Law, Vietnam National University, Hanoi

Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
Luật học, Vol 33, 1/ 2017

Tóm tắt: Bài viết bàn về chiến thuật tham gia, bảo vệ của luật sư đại diện cho người bị hại trong Tố tụng hình sự Liên bang Nga và phân tích những xu hướng phát triển trong hoạt động nghiên cứu về loại chiến thuật này trong khoa học điều tra hình sự xuất phát từ những thay đổi về tư duy cũng như các nguyên tắc pháp luật hình sự trong hệ thống pháp luật Liên bang Nga hiện đại. Trên cơ sở những phân tích trường hợp Liên bang Nga, nhóm tác giả đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách tư pháp, đảm bảo tranh tụng trong xét xử và đổi mới hoạt động đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Chiến thuật, luật sư, bị hại, tố tụng hình sự, Liên bang Nga
Đặt vấn đề
Pháp luật Việt Nam hiện đại đã ghi nhận “Đảm bảo tranh tụng trong xét xử” [1] là một trong những nguyên tắc hiến định. Dù nội hàm không hoàn thiện như “Tố tụng tranh tụng[1], nhưng không thể phủ nhận “Đảm bảo tranh tụng trong xét xử” là một phần quan trọng của “Tố tụng tranh tụng” và là thành tựu đáng khích lệ của công cuộc cải cách tư pháp được tiến hành ở nước ta suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, dường như có sự mặc định trong tư duy lý luận và thực tiễn khi cho rằng tranh tụng là sự đối kháng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Nhà nước kiến tạo phát triển trong bối cảnh văn hóa, chính trị ở Việt Nam hiện nay

ảnh Internet
                                                         TS. Mai Văn Thắng
                                                      Khoa Luật, ĐHQGHN
                        (Nguồn: Tham luận tại Hội thảo khoa học 
          "Nhà nước kiến tạo phát triển: Lý luận và thực tiễn 
                                             trên thế giới và ở Việt Nam"
                            tại Khoa Luật, ĐHQGHN, tháng 3/2017)

1.     Dẫn nhập
Nhà nước kiến tạo phát triển” (Developmental state) không phải là thuật ngữ mới,[1] nhưng hiện nay lại trở nên thời sự ở Việt Nam. Từ 2009 trên các phương tiện thông tin đại chúng thuật ngữ “Chính phủ kiến tạo phát triển” bắt đầu được nhắc đến. Trong diễn văn của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 đã khẳng định “Phải chuyển mạnh từ Nhà nước điều hành nền kinh tế sang Nhà nước kiến tạo phát triển[2] và gần đây nhất là tuyên bố và nỗ lực của đương kim Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về “Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính.[3]
Đây không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà bởi vì “Việt Nam còn rất ít dư địa tăng tưởng nếu vẫn tiếp tục theo mô hình quản trị, cách làm cũ[4] và xu thế hội nhập, phát triển là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh mở cửa và hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, đã có nhiều “Nhà nước kiến tạo phát triển” thành công trong khu vực[5] và trở thành hình mẫu phát triển cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

“Nợ công” của Quốc hội

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được nghe nhiều hai từ “nợ công”. Nợ công hay nợ quốc gia là nói đến các khoản vay của chính quyền các cấp đi vay để bù đắp cho khoản ngân sách thiếu hụt. Chúng ta đang rất lo lắng về nợ công và bàn nhiều cách để giảm nợ công. Tôi cũng nghe nói, Quốc hội cũng rất lo lắng về vấn đề này và cũng đã nhiều lần cân nhắc có nên nới trần nợ công hay không, thậm chí khống chế trần nợ công…
Nói thế có nghĩa là Quốc hội là cơ quan quyết định trần nợ công và giám sát nợ công?! Chính phủ phải giải trình Quốc hội về nợ công của Chính phủ và các khoản nợ quốc gia khác.
Nhưng, ở đây, tôi thấy có một vấn đề. Chả lẽ Quốc hội không có “nợ công”!

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Tự sự đầu năm Đinh Dậu


Làm giáo viên có rất nhiều niềm vui, nhưng cũng có lắm nỗi buồn. Nhưng có lẽ, nỗi buồn lớn nhất của người giáo viên là mặc cho họ cố gắng nhiều đến đâu, học sinh, sinh viên vẫn không muốn cố gắng, thiếu chí hướng và dường như không còn (hoặc còn rất ít) động lực sống, phấn đấu!
Tôi có dạy một lớp khoảng 60 sinh viên. Là sinh viên của một trường đại học được cho là uy tín hẳn hoi ấy vậy mà khi hỏi 20 bạn sinh viên câu hỏi “ASEAN là gì và có những nước nào hiện là thành viên của nó?” thì có tới 17 bạn không biết ASEAN là gì hoặc cố mãi cũng nói trúng được ba, bốn quốc gia. Tôi về thấy lòng mình nặng trĩu!.
Cổ nhân ta có câu “Trâu muốn uống nước thì không phải đè sừng”. Nhưng, có một thực trạng buồn là đến quá nửa sinh viên Việt Nam hiện nay không có động lực để phấn dấu dù có rất nhiều cơ hội để thành công nếu muốn. Rất nhiều bạn trẻ đã bị cho là “chết” khi mới bước sang tuổi 19, 20  và có lẽ phải mất nửa thế kỷ nữa mới được đem đi chôn (Câu số 4).
Vừa rồi tôi có đọc được những câu nói hay mà một luật gia chia sẻ trên mạng xã hội nên tôi xin chia sẻ lại lên đây để các bạn sinh viên đọc để cảm nhận!

Hi vọng vào một năm mới triển vọng hơn! 

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Câu chuyện Thời sự cuối năm Bính Thân!

Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
ảnh: Internet

Những ngày cuối năm Bính Thân được nghỉ ngơi bên gia đình, tôi mới có dịp ngồi thưởng thức trọn vẹn Bản tin thời sự của VTV1 lúc 17h00. Nghe xong, mừng có, vui có, buồn có và băn khoăn cũng có!
Nhân rảnh rỗi công việc, tôi xin được bàn luận đôi điều về những gì mà còn thấy băn khoăn.
Chẳng là, hôm nay tôi có nghe BTV Chương trình thời sự sử dụng mấy từ quen miệng sau: “Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đi thăm và chúc Tết….”
Nghe xong tôi hơi băn khoăn và tự hỏi:
-         Ai là lãnh đạo Đảng?
-         Ai là lãnh đạo Quốc hội ?
-         Quốc hội, Chính phủ có khác Nhà nước không?