Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Một số vấn đề hiện đại hóa hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững

Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Nguồn: Bài viết trong Kỷ yếu
Hội thảo Quốc tế VNH lần IV
TB7: "Cải cách HTPL Việt Nam 
vì mục tiêu phát triển bền vững" 


Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, thuật ngữ "phát triển bền vững" đã được hình thành và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Nói một cách chung nhất, phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai hay không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ mai sau [1]. Chính vì sự hoàn hảo như vậy mà phát triển bền vững được xác định là chiến lược phát triển của phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi quốc gia, tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý, lịch sử văn hóa... của mình mà lựa chọn một cách riêng để đạt tới sự phát triển bền vững. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế phát triển nhanh và luôn ở tốc độ cao. Sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới cũng như tham gia tích cực vào tiến trình toàn cầu hóa đã đem lại cho đất nước nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, nhìn vào những con số của nền kinh tể, những tác động của văn hóa, nhiều chiến lược gia, nhà hoạch định chính sách đã không khỏi giật mình và nhận thấy phải gấp rút và cần thiết chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững, bởi nếu không có phát triển bền vững thì những đánh đổi ngày nay sẽ không thể bù đắp lại trong tương lai và chắc chắn không ai khác mà chính thế hệ mai sau là những người gánh chịu hậu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.