Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

TRÁCH NHIỆM HIẾN PHÁP TRONG BỐI CẢNH CẢI CÁCH PHÁP LUẬT VÀ NHU CẦU KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



Nguồn ảnh: internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Nguồn: Tạp chí Luật học
Trường Đại học Luật Hà Nội
Số 5 (228)/2019
Tóm tắt: Bài viết luận giải sự cần thiết thừa nhận trách nhiệm hiến pháp như là loại trách nhiệm pháp lí ở Việt Nam hiện nay. Trách nhiệm hiến pháp, một mặt góp phần khoả lấp những khoảng trống, bất cập của lí luận pháp luật, làm tường minh ranh giới giữa trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm chính trị, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn, mặt khác, góp phần quan trọng hoàn thiện mô hình, phương thức tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam theo định hướng pháp quyền, dân chủ, thúc đẩy phân quyền và đặc biệt hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Từ khóa: Cải cách pháp luật; kiểm soát quyền lực; trách nhiệm hiến pháp.

CONSTITUTIONAL LIABILITY IN THE CURRENT CONTEXT OF LEGAL REFORM AND THE NEED
FOR CONTROLLING STATE POWER IN VIETNAM
Abstract: The article argues for the necessity of recognising constitutional libalibity as a legal liability in Vietnam. Constitutional liability, on the one hand, fills the gaps and shortcomings in legal theory, clarifies the boundary between legal liability and political liability, and thus resolving various problems arising in practice; on the other hand, it greatly contributes to improving the models and methods of organising state power in Vietnam in adherence to the rule of law and democracy orientation, thereby enhancing power separation and especially assisting in the process of state power control in Vietnam.
Key words: Constitutional liability, Power control, Constitutional violation, Legal liability

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI QUYỀN CON NGƯỜI



Nguồn ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Hà Nội, tháng 5/2019

1. Dẫn nhập
Trí tuệ nhân tạo đang hiện hữu, dần trở phổ biến trong thế giới thực của con người. Những lợi ích mà TTNT đem lại là vô cùng to lớn, nhưng cùng với đó là những mối đe dọa, những thách thức con người đang và có thể sẽ phải đối diện. Nhà vật lý học người Anh, Stephen Hawking từng nói: “TTNT có thể là một sự kiện (tốt) lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Hoặc nó có thể là một sự kiện tồi nhất. Chúng ta vẫn chưa biết”.[1] Đã có nhiều quan ngại sâu sắc về sự xuất hiện của TTNT, trong đó thậm chí có nhiều nghiên cứu bàn về khả năng TTNT sẽ là mối nguy cơ cho sự tồn vong của loài người.[2]
Dù muốn hay không TTNT đã, đang hiện diện và sẽ tiếp tục phát triển như một hiện tượng khách quan. Những lợi ích, tiện ích của nó hấp dẫn đến mức các doanh nghiệp dưới sức ép của sự tồn vong, lợi nhuận, cạnh tranh sẽ áp dụng nó dù các chính phủ có hậu thuẫn, phát triển TTNT hay không. Các chính phủ cũng khó đứng ngoài cuộc bởi “Nếu ai đó nắm độc quyền về lĩnh vực TTNT, thì như tất cả chúng ta đều rõ – người đó sẽ làm chủ thế giới”.[3]
Trong lĩnh vực quyền con người, các nghiên cứu gần đây chủ yếu dẫn, phân tích các tác động tiêu cực, những thách thức với pháp luật và quyền con người khi TTNT xuất hiện và phát triển. Đó là thách thức về sự công bằng, bình đẳng xã hội,[4] những vấn đề đặt ra với lao động, việc làm, an ninh cá nhân, an ninh, chủ quyền quốc gia, quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân… Những lo lắng, dự báo này là hoàn toàn có cơ sở và thực tế đã diễn ra ở nhiều cấp độ, quy mô, phạm vi khác nhau.

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀN QUẢN TRỊ THÔNG MINH CỦA CHÍNH QUYỀN MÁT-X-CƠ-VA (NGA) VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM HIỆN NAY


Nguồn ảnh: Internet

Mai Văn Thắng

Khoa Luật, ĐHQGHN
Tham luận tại Hội thảo khoa học:
"Các tiêu chuẩn, kinh nghiệm quốc tế về 
quản trị công và những giá trị tham khảo 
cho Việt Nam"
Khoa Luật, ĐHQGHN -3/2019

Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả đi tìm câu trả lời tại sao nước Nga với nền quản trị công tương đối lạc hậu trước kia lại có những bước tiến khá nhanh trong thời gian gần đây. Những thành tựu bước đầu trong việc xây dựng hệ thống chính quyền điện tử, thông minh và hiện đại ở Nga có mối liên hệ nào hay không với việc Mát-x-cơ-va được Tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế công nhận là thành phố có mức độ phát triển đô thị thông minh hàng đầu thế giới năm 2018? Tại sao lại là Mát-x-cơ-va và thành phố ấy đã làm như thế nào để có được những thành tựu đó? Có mối liên hệ nào hay không giữa việc xây dựng thành phố thông minh và thành tựu trong phát triển nền quản trị thông minh, hiện đại ở Mát-x-cơ-va và nước Nga? Bài viết cũng tập trung phân tích kinh nghiệm của Mát-x-cơ-va trong lựa chọn con đường, cách thức tiếp cận xây dựng nền quản trị thông minh từ chương trình thành phố thông minh và đưa ra những đánh giá, khuyến nghị, gợi mở để vận dụng hoàn thiện, đổi mới hệ thống quản trị công ở nước ta trong điều kiện hiện nay.
Từ khóa: Thành phố thông minh, quản trị thông minh, Mát-x-cơ-va, kinh nghiệm.

THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP 2013 VỀ HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA

ảnh: Internet

                Thái Doãn Thành;
 Mai Văn Thắng

                 Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học:
                 "Đánh giá 05 năm thi hành Hiến pháp 
                 nước CHXHCN Việt Nam 2013
                 Khoa Luật, ĐHQGHN, 9/2018

1.     Dẫn nhập
Một trong những nội dung mới và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống chính trị, nhà nước và pháp luật Việt Nam là những quy định trong Điều 117 Hiến pháp 2013 về Hội đồng Bầu cử quốc gia (HĐBCQG). Sự ra đời thiết chế hiến định này không chỉ thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy lý luận về tổ chức, vận hành quyền lực nhà nước mà còn khẳng định nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam hướng tới các chuẩn mực chung, phổ quát trong việc bảo đảm thực hiện các quyền dân chủ của người dân, khẳng định nền tảng dân chủ, chủ quyền nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Kể từ khi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày 6 tháng 01 năm 1946 để bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được tiến hành, nay là nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, nước ta đã trải qua 14 cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Bầu cử là một trong những chế định quan trọng nhất của nền dân chủ, là cơ chế hợp pháp để người dân chuyển giao quyền lực thông qua con đường hòa bình, dân chủ, hợp pháp và văn minh. Đối với Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và HĐND các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Bởi vậy sự thành công hay thất bại của cả bộ máy nhà nước, của hệ thống chính quyền phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, thành quả các cuộc bầu cử. Một trong các yếu tố góp nên thành công của các cuộc bầu cử là cơ quan phụ trách công tác bầu cử. Tuy nhiên, phải đến Hiến pháp năm 2013 Hội đồng bầu cử quốc gia với tư cách là cơ quan phụ trách bầu cử toàn quốc mới có được vị trí xứng đáng như vốn có của nó - thiết chế hiến định độc lập.