Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Một số kinh nghiệm đào tạo Luật ở Mỹ và gợi mở cho Việt Nam

ảnh Internet
TS. Nguyễn Bích Thảo
Khoa Luật, ĐHQGHN

Cách đây không lâu Khoa Luật có tổ chức Hội thảo về đổi mới đào tạo và nghiên cứu Luật. Đây là Hội thảo hay, có nhiều ý nghĩa. Trong Hội thảo này có bài tham luận của TS. Nguyễn Bích Thảo, giảng viên Bộ môn Lut Dân s, Khoa Luật.

Nhận thấy, bài viết này hữu ích cho các bạn sinh viên đang học môn Luật So sánh để làm tài liệu học tập cũng như tham khảo cách thức đào tạo Luật được cho là rất tiến bộ hiện nay để mỗi sinh viên tự chiêm nghiệm, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập, đổi mới tư duy! Xin phép TS. Bích Thảo được đăng lên đây!
Trân trọng cảm ơn TS. Bích Thảo và xin giới thiệu cùng các bạn!


1. Đào tạo luật ở bậc sau đại học kết hợp đào tạo nghề luật

Mặc dù nước Mỹ không có một trường đào tạo nào dành riêng cho các chức danh tư pháp như mô hình Học viện Tư pháp ở Việt Nam và nhiều nước khác, nhưng đây lại là nơi sản sinh ra những luật sư, thẩm phán, công tố viên xuất sắc, được xã hội trọng vọng và kính nể. Người tốt nghiệp trường luật ở Mỹ sau khi được cấp bằng Juris Doctor và thi đỗ trong kỳ thi sát hạch luật sư của bang (bar exam) là có thể hành nghề luật sư.

Vậy bằng Juris Doctor (J.D.) thực chất là bằng gì? Cử nhân luật, thạc sĩ luật, hay tiến sĩ luật?

Juris Doctor không phải là chương trình cử nhân luật (undergraduate). Tuy nhiên, đây cũng không phải là chương trình đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ, hay tiến sĩ. Đó là một chương trình ở bậc sau đại học (graduate) kết hợp với đào tạo nghề (professional training), vì trong chương trình này, sinh viên được đào tạo một cách toàn diện cả ba yếu tố: kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề luật và đạo đức nghề nghiệp.

Sơ lược về đào tạo Luật ở Pháp và một số gợi mở cho Việt Nam

ảnh Internet
TS. Nguyễn Văn Quân
Khoa Luật, ĐHQGHN

Cách đây không lâu Khoa Luật có tổ chức Hội thảo về đổi mới đào tạo và nghiên cứu Luật. Đây là Hội thảo hay, có nhiều ý nghĩa. Trong Hội thảo này có bài tham luận của TS. Nguyễn Văn Quân, giảng viên Bộ môn Lý luận - Lịch sử NN&PL, Khoa Luật.
Nhận thấy, bài viết này có nhiều hữu ích cho các bạn sinh viên đang học môn Luật So sánh khi tài liệu về đào tạo luật ở Pháp khá hạn chế hoặc thiếu cập nhật, tôi đã xin phép TS. Quân đăng tải lên đây để làm tài liệu cho các bạn sinh viên học tập cũng như tiếp cận được cách đào tạo ở một trong những nền luật học hàng đầu trên thế giới và cũng có nhiều duyên nợ với Việt Nam chúng ta. 
Trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Quân và xin giới thiệu cùng các bạn!
1.   Giới thiệu chung về đào tạo luật ở Pháp
Pháp là quốc gia có nền dân chủ lâu đời, một nền kinh tế thị trường phát triển, một hệ thống pháp luật khá hoàn thiện. Nghề luật và đào tạo luật ở Pháp vì thế cũng phát triển. Hiện nay, tại Pháp có khoảng hơn 50 trường Đại học công lập có giảng dạy và đào tạo luật, chưa kể các viện nghiên cứu của nhà nước và các trường tư (ví dụ, hệ thống Trường thương mại – Ecole de commerce) cũng có các chương trình đào tạo luật.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

(Phần 2) Bàn về Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Xin gửi Phần 2 để chúng ta cùng bàn luận. Trong phần này trên cơ sở phân định "quy phạm pháp luật" và "quy tắc pháp luật" tôi có đưa ra ý kiến về cấu trúc của quy phạm pháp luật.
Xin giới thiệu!

Một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận nhất trong nhận thức lý luận về quy phạm pháp luật được cho là cấu trúc của quy phạm pháp luật.
Các học giả trong và ngoài nước đều cho rằng, quy phạm pháp luật là một hiện tượng pháp luật độc lập và cũng có cấu trúc riêng. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật có cấu trúc như thế nào, được tạo thành từ những bộ phận nào lại chưa có sự thống nhất. Về cơ bản, tựu chung lại hiện tồn tại hai nhóm quan niệm về cấu trúc của quy phạm pháp luật. Nhóm thứ nhất là những quan niệm cho rằng quy phạm pháp luật có cấu trúc gồm hai bộ phận, và nhóm thứ hai - coi quy phạm pháp luật có cấu trúc ba bộ phận. Tuy nhiên, trong nhóm thứ nhất cũng có những quan điểm không giống nhau về các cấu thành của quy phạm pháp luật. Có một số học giả cho rằng, quy phạm pháp luật gồm hai phần là giả định và chỉ dẫn[1], nhưng cũng có quan niệm cho rằng quy phạm pháp luật bao gồm quy tắc và bảo đảm.[2] Theo GS người Nga N.M. Korkunov: “mỗi quy phạm pháp luật gồm hai bộ phận cấu thành: phần xác định điều kiện để áp dụng quy tắc và phần mô tả chính quy tắc (nội dung quy tắc)”.[3]
Ngược lại với nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai, dù thống nhất ở điểm quy phạm pháp luật có cấu trúc ba bộ phận, nhưng lại có nhiều khác biệt về nội dung và tên gọi của mỗi bộ phận cấu thành đó. Theo đó, có một số học giả cho rằng, quy phạm pháp luật có ba bộ phận: giả định, quy định và bảo đảm[4] hoặc phổ biến hơn cả là quan niệm cơ cấu quy phạm ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài.[5] Thậm chí còn có quan niệm cho rằng, không phải mọi quy phạm pháp luật đều có cấu tạo ba phần, mà cấu tạo của quy phạm pháp luật còn tùy thuộc vào loại hình quy phạm đó. Chẳng hạn, đối với quy phạm thông thường thì có cấu tạo ba bộ phận, còn các quy phạm xung đột thì chỉ có hai bộ phận phạm vi và hệ thuộc.[6]

(Phần 1) Khái niệm và đặc trưng (dấu hiệu) của quy phạm pháp luật

Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Hiện tôi đang thảo luận với các bạn sinh viên về một số vấn đề liên quan đến lý luận pháp luật. Thực tế, đây là những vấn đề lớn của triết học pháp luật,... rất khó, chưa có sự thống nhất. Pháp luật theo phái thực chứng được coi là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực được định ra từ phía người cầm quyền và đặt vào trong những hình thức xác định. Vậy, để tiện cho việc trao đổi, tôi cũng xin đưa mấy ý của tôi lên đây cho các bạn sinh viên đọc trước về quan niệm liên quan đến một vấn đề rất nhạy cảm - quy phạm pháp luật. Luật Ban hành VBQPPL thì cũng định nghĩa rồi, nhưng tôi cũng xin có mấy ý kiến gọi là gợi mở để cho sinh viên có không khí trao đổi, tranh luận. Pháp luật không chỉ là những quy phạm, nhưng ở Việt Nam hiện nay đa phần pháp luật vẫn được nhận thức là hệ thống các quy phạm pháp luật.

Xin giới thiệu để làm tiền đề cho những thảo luận của sinh viên!

Phần 1: (Phần 1) Khái niệm và đặc trưng (dấu hiệu) của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội. Tuy nhiên, khác với các quy phạm xã hội khác, quy phạm pháp luật là quy tắc, chuẩn mực của hành vi mang tính phổ biến, bắt buộc chung và có mối liên hệ mang tính bản chất với quyền lực nhà nước.
Dưới góc độ hệ thống cấu trúc của pháp luật, quy phạm pháp luật là bộ phận cấu thành, nhưng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất, là hạt nhân, nền tảng cơ sở của cả hệ thống.
Cũng như pháp luật, cho đến nay, nhận thức lý luận về quy phạm pháp luật trên thế giới và ở Việt Nam chưa có được sự thống nhất trong giới học thuật.[1] Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, bên cạnh những đặc điểm chung vốn có ở mọi loại quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật có những đặc trưng (hay dấu hiệu) cơ bản dưới đây:

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Luật về hội và cơ chế bảo đảm thực hiện quyền tự do hiệp hội ở Nga hiện nay

Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Nguồn: TC Quản lý Nhà nước
số tháng 9/2016
Nhân Quốc hội đang xem xét Dự thảo Luật về hội, tôi cũng xin được có một vài ý kiến qua bài viết này. Không có luật thì hội vẫn hiện hữu trong đời sống, bởi đơn giản đó là những gì thuộc về nhu cầu và quyền tự nhiên của con người. Chỉ hi vọng, luật sẽ giúp người dân thực hiện quyền và thỏa mãn nhu cầu ấy một cách văn minh hơn mà thôi
1.   Khái quát về quyền tự do hiệp hội và pháp luật về hội ở Nga
1.1. Nội dung quyền tự do hiệp hội, phạm vi điều chỉnh của luật về hiệp hội ở Nga
Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, ở Nga không gọi là quyền lập hội hay luật về hội mà gọi là luật về hiệp hội xã hội. Theo các nhà lập pháp Nga, quyền tự do hiệp hội hay luật về các hiệp hội chính xác hơn và có nội hàm bao quát hơn. Tại Điều 3 của Luật “Về các hiệp hội xã hội” đã khẳng định, nội dung của quyền hiệp hội bao gồm:

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Về tự quản địa phương ở Liên bang Nga



ảnh: Internet

 Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Tóm tắt: Bài viết là những nghiên cứu về bản chất, mô hình tổ chức, phương thức thực hiện quyền tự quản địa phương và thẩm quyền của chính quyền tự quản địa phương ở Nga. Bài viết cũng phân tích cơ chế phân quyền giữa tự quản địa phương với chính quyền nhà nước các cấp, cơ chế thanh kiểm tra, giám sát từ phía chính quyền nhà nước đối với tự quản địa phương ở Nga hiện nay.
Từ khóa: Tự quản, địa phương, Nga, chính quyền, đơn vị tự quản.


Abstract : This article discusses the nature, form, and mode of exercising the right to local self-government as well as the powers of the local governments which are self-governed in Russia. The article also seeks to analyse the separation of powers between local self-governments and other governmental levels, the provisions on supervision and inspection of the central government towards local self-government in Russia in contemporary time.
Keywords: Self-Government, Local, Russia, Government, Self-Government Units

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Pháp luật về biểu tình ở Liên bang Nga và một số gợi ý cho việc xây dựng Luật Biểu tình ở Việt Nam



TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Nguồn: T/c Nghiên cứu châu Âu
Số 5/2016
Thực tiễn xây dựng Luật Biểu tình ở Việt Nam hiện nay cho thấy còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của đạo luật, thậm chí nội hàm khái niệm, quan điểm tiếp cận về biểu tình vẫn chưa có được nhận thức thống nhất.
Để giải quyết những vấn đề trên, ngoài sự am tường bối cảnh đất nước, cần thiết phải nghiên cứu những mô hình và kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên, giới nghiên cứu dường như tập trung vào những tiêu chuẩn quốc tế hay kinh nghiệm của một số quốc gia có truyền thống, tiến bộ như Anh, Pháp, Mỹ, Đức… mà chưa có sự quan tâm cần thiết tới việc xây dựng, ban hành, thực thi luật này ở những quốc gia chuyển đổi, cải cách, đổi mới về chính trị hay những quốc gia có điều kiện tương đồng.
Nghiên cứu về bối cảnh xã hội, pháp luật về biểu tình ở Nga, tác giả nhận thấy có nhiều điểm phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam. Do vậy, trong bài viết này, tác giả trình bày những khảo cứu về quan niệm tiếp cận, những quy định của pháp luật Liên bang Nga về điều kiện, quy trình tổ chức, thực hiện các biểu tình, tuần hành, mít tinh, hội họp, phong tỏa của người dân cũng như các căn cứ pháp lý đình chỉ, chấm dứt các hoạt động này. Trên cơ sở những nghiên cứu này, tác giả cũng đưa ra một số gợi ý cho việc xây dựng Luật biểu tình ở Việt Nam hiện nay.

Điều kiện địa lý nước Nga và tư duy dân tộc Nga



ảnh: Internet
 Tác giả: Bùi Mỹ Hạnh
ĐHQG HCM
Nguồn: Tập san “Khoa học xã hội & nhân văn”, 
số 28, tháng 9-2004, tr. 52-57

 Một bài viết hay về nước Nga của TS. Bùi Mỹ Hạnh - Khoa ngữ văn Nga, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG HCM. Có rất nhiều đánh giá phù hợp với quan điểm của tôi nên tôi đưa lên đây để các bạn tham khảo và để hiểu hơn về nước Nga.

Tư duy dân tộc là một bộ phận cấu thành của văn hoá dân tộc. Nghiên cứu tư duy dân tộc rất cần thiết cho việc hiểu mối tương quan thiên nhiên, lịch sử, văn hoá và xã hội trên một lãnh thổ nhất định. Và đối tượng quan tâm trước hết đó là con người.

Nghiên cứu tư duy dân tộc Nga giúp cho người học tìm ra những cách tiếp cận đúng để hiểu nhiều vấn đề trong lĩnh vực kinh tế – xã hội và chính trị, dự đoán được những nét chính yếu của tương lai nước Nga. Nhà văn Nga nổi tiếng M.A. Sholokhov từng nói: “Khắc nghiệt, hoang dã – biển và núi đá. Không có gì nhân tạo cả, và con người phải đối mặt với thiên nhiên. Thiên nhiên này đã đặt dấu ấn sức khỏe và tính tự kiềm chế sáng suốt lên người lao động – ngư dân và nông dân”[ Shirikin P.S. 2002]. Nghiên cứu chi tiết những quy luật thiên nhiên, ta có thể hiểu được cả tính quy luật thái độ ứng xử và tính cách của con người.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Tản mạn về khái niệm chức năng của nhà nước

ảnh: internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội
Cho đến nay, trong khoa học pháp lý cả trên thế giới và ở Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về chức năng của nhà nước dù thuật ngữ này đã được sử dụng phổ biến. Nhận thức về chức năng của nhà nước bị chi phối bởi nhiều yếu tố từ bản chất, quan niệm về nhà nước cho tới bối cảnh kinh tế, chính trị, xu thế của thời đại và trình độ phát triển của nền khoa học.
Ở Việt Nam, dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng về cơ bản các nhà khoa học cho rằng, chức năng của nhà nước: 1) Là phương diện hoạt động chủ yếu, cơ bản của nhà nước thể hiện trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (để thực hiện nhiệm vụ của nhà nước); 2) Phù hợp với bản chất của nhà nước; 3) Thể hiện vai trò của nhà nước đối với xã hội (qua đó biểu thị giá trị của sự tồn tại của NN).[1] 

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Giới thiệu sách "Tư duy pháp lý: Lý luận và thực tiễn"

Sách chuyên khảo
"Tư duy pháp lý: Lý luận và thực tiễn"
NXB. ĐHQGHN, 2016
Chủ biên: Nguyễn Hoàng Anh,
Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tuấn

Cuối năm 2015, hai bộ môn thuộc Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội là Bộ môn Lý luận - Lịch sử Nhà nước và pháp luật và Bộ môn Luật Hiến pháp-Hành chính tổ chức Hội thảo về Tư duy pháp lý. Trên Hội thảo, được sự cổ vũ và đánh giá cao của nhiều nhà khoa học đến từ các cơ sở đào tạo luật khác nhau trên địa bàn Hà Nội, Lãnh đạo hai bộ môn cùng với sự hỗ trợ của Nhà xuất bản ĐHQGHN đã quyết định nâng cấp và xuất bản Sách chuyên khảo “Tư duy pháp lý: Lý luận và thực tiễn”.
Cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu chuyên sâu về tư duy pháp lý của tập thể các nhà khoa học của hai bộ môn và của một số học giả uy tín khác trong và ngoài Khoa Luật.
Chủ Blog này (Mai Văn Thắng) cũng may mắn có tham gia một chút vào cuốn sách với tư cách là đồng tác giả!
Xin trân trọng giới thiệu và hi vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho quý vị!

Liên hệ mua, mượn sách: Thư viện Khoa Luật, Nhà G3, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Giới thiệu sách “Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và Việt Nam”

Sách chuyên khảo:
“Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, 
quyền công dân trong pháp luật quốc tế và Việt Nam”
NXB. Hồng Đức, 2015
Chủ biên: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Trong năm 2015, dưới sự hỗ trợ của Ban Quản lý Dự án Đan Mạch và Lãnh đạo Khoa Luật, ĐHQGHN, TS. Nguyễn Minh Tuấn đã bắt tay nghiên cứu một lĩnh vực còn khá mới đối với Việt Nam “Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền công dân”. Dù vấn đề giới hạn quyền đã được nghiên cứu khá sâu và bài bản ở nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, cùng với sự ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến pháp 2013 về việc giới hạn quyền con người, quyền công dân, vấn đề này còn khá mới mẻ trong khoa học pháp lý nước nhà.
Trong cuốn sách có sự tham gia của những nhà khoa học có uy tín như PGS.TS. Vũ Công Giao, Trưởng Bộ môn Luật Hiến pháp- Hành chính của Khoa Luật, ĐHQGHN và rất nhiều nhà Khoa học trẻ của Khoa Luật. Chủ của Blog này (Mai Văn Thắng) cũng được chủ biên cuốn chuyên khảo này mời viết một phần nhỏ trong cuốn sách.
Đây là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam về lĩnh vực này, tuy nhiên, thiết nghĩ cũng là công trình khoa học công phu, nghiêm túc của Chủ biên và tập thể tác giả. Trân trọng giới thiệu và hi vọng cuốn sách sẽ đem lại lợi ích cho quý vị!

Liên hệ mua, mượn sách: Thư viện Khoa Luật, ĐHQGHN (G3, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).
Trân trọng giới thiệu!

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Tính biện chứng của tư duy pháp lý

ảnh: Internet
TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật-ĐHQGHN
Nguồn: Sách chuyên khảo
"Tư duy pháp lý: Lý luận và thực tiễn"
NXB. ĐHQGHN, 2016
Chủ biên: Nguyễn Hoàng Anh,
Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tuấn
Thông thường, nhiều người hay bàn về những quy luật của tư duy. Điều này rất đúng, nhưng đó là tư duy lý tưởng, tư duy logic hay nói một cách khác - những đòi hỏi của tư duy logic, khoa họcỞ một góc nhìn bình dân hơn, tôi thấy tư duy đơn giản là một sản phẩm sinh ra t cuộc sống và luôn vận động biến đổi cùng cuộc sống. Đến lượt mình tư duy cũng góp phần không nhỏ làm thay đổi cuộc sống, thay đổi chính mình. Thiết nghĩ, ở một góc nhìn "bình dân" thì chúng ta sẽ có một cái nhìn "khoan dung" hơn với lề lối tư duy của một xã hội đương thời và cũng từ đó sẽ nỗ lực hơn để thay đổi (hoàn thiện hoặc đổi mới) thực tại xã hội để tư duy, nhất là tư duy pháp lý, ngày một tiệm cận hơn tới các chuẩn mực của tư duy khoa học, logic và hiện đại.
Mở đầu
Tư duy pháp lý là một loại hình của tư duy - tư duy chuyên nghiệp của luật gia, vì vậy nó cũng cần phải tuân thủ đầy đủ những quy luật cơ bản của tư duy logic hình thức, như quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tam và quy luật lý do đầy đủ.[1] Những quy luật này cũng chính là những yêu cầu cần thiết của luật gia trong hoạt động nghề nghiệp.
Tư duy là một hoạt động nhận thức của con người và tư duy pháp lý cũng vậy. Vì thế tư duy pháp lý không tách rời thực tại khách quan. Những quy luật của tư duy logic hình thức đòi hỏi trạng thái tĩnh, lý tưởng, trong khi đó, trên thực tế, tư duy pháp lý luôn gắn liền với hoạt động của mỗi chủ thể, đặt trong bối cảnh, hoàn cảnh, thời điểm xác định, vì vậy nó còn chịu tác động và nằm trong mối liên hệ qua lại với thực tại xã hội. Tư duy pháp lý là hoạt động nhận thức (ý thức) của cá nhân, chịu sự quy định của thực tại xã hội, của chủ thể nên luôn vận động, biến đổi và phát triển. Nói một cách khác, cũng như tư duy, tư duy pháp lý không chỉ là những quy luật, những điều kiện, mà còn là một hiện tượng có mối quan hệ chặt chẽ với thực tại xã hội, luôn vận động, biến đổi và phát triển.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Bàn về mối tương quan giữa quy phạm pháp luật và các điều luật trong văn bản pháp luật

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN

Gần đây, có một số bạn sinh viên trong thời gian ôn thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật có biên thư hỏi tôi về mối tương quan giữa quy phạm pháp luật và điều luật trong văn bản quy phạm pháp luật. Để tiện cho các bạn sinh viên tôi xin đưa quan điểm của mình lên đây cho các bạn đọc, nếu ai có quan điểm khác hoặc thắc mắc xin gửi thư góp ý cho tôi hoặc phản biện để tôi hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! 

Quy phạm pháp luật và điều luật là hai hiện tượng pháp lý độc lập. Nếu quy phạm pháp luật là một bộ phận cấu thành của pháp luật trên phương diện nội dung, thì điều luật lại là sự biểu hiện của pháp luật về mặt hình thức. So sánh hai hiện tượng khác nhau thông thường không có nhiều ý nghĩa, tuy vậy, việc chỉ ra mối liên hệ giữa quy phạm pháp luật và các điều luật lại có ý nghĩa trong cả nhận thức, lý luận và thực tiễn.
Trên khía cạnh nhận thức và lý luận, tìm ra mối liên hệ giữa quy phạm pháp luật và điều luật giúp người học phân biệt rõ hơn về quy phạm pháp luật cũng như về các điều luật, phần nào giải quyết những hoài nghi về cấu trúc của quy phạm pháp luật. Ở khía cạnh thực tiễn, việc chỉ ra mối liên hệ này không chỉ giúp cho quá trình tư duy phân tích quy phạm và áp dụng pháp luật trong giải quyết một vụ việc, tình huống pháp lý cụ thể mà còn giúp hoàn thiện và nâng tầm kỹ thuật lập pháp.

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Chính sách quốc phòng-an ninh của Nga trên Biển Đông

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN
[Bài viết tiếp tục là một phần của những khảo cứu của tác giả về vai trò, vị trí của Nga trong khu vực biển Đông nhằm tìm kiếm các giải pháp pháp lý, kinh tế, ngoại giao, chính trị cho vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta trên Biển Đông]

Vẫn mãi là một tình yêu dành cho nước Nga!

Quốc phòng – an ninh là lĩnh vực, có thể nói, được quan tâm nhất trong khu vực Biển Đông ở thời điểm hiện nay. Đứng trước những nguy cơ, thách thức nảy sinh từ những cuộc tranh chấp chủ quyền trên khu vực Biển Đông, mỗi quốc gia trong khu vực đều đặt trọng tâm đảm bảo an ninh, quốc phòng nhằm giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như đảm bảo sự ổn định của môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội trong nước. Chính vì lẽ đó, chính sách quốc phòng, an ninh của Nga đối với khu vực Biển Đông rất cần được xem xét, phân tích đánh giá để có những tính toán hợp lý, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Chính sách kinh tế của Liên bang Nga ở khu vực Biển Đông

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật- ĐHQGHN
[Bài viết là một phần của những khảo cứu của tác giả về vai trò, vị trí của Nga trong khu vực biển Đông nhằm tìm kiếm các giải pháp pháp lý, kinh tế, ngoại giao, chính trị cho vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta trên Biển Đông]

1.     Thực trạng và xu hướng quan hệ kinh tế giữa Nga với các quốc gia khu vực Biển Đông
Hiện tại, Nga chưa phải là một cường quốc kinh tế trên thế giới. Mô hình phát triển kinh tế của Nga vẫn còn có nhiều vấn đề và cần phải được đổi mới để đáp ứng như cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Theo mô hình hiện tại, Nga vẫn là quốc gia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, GDP của nước này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Một điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế đó chính là nền công nghiệp quốc phòng. Nga là một quốc gia có tiềm lực kỹ thuật, công nghệ quốc phòng mạnh, vì thế thu nhập từ xuất khẩu vũ khí, thiết bị quốc phòng cũng là một trong những nguồn chủ yếu cho ngân sách nhà nước và cũng qua đây Nga cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.