Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Nhà nước kiến tạo phát triển trong bối cảnh văn hóa, chính trị ở Việt Nam hiện nay

ảnh Internet
                                                         TS. Mai Văn Thắng
                                                      Khoa Luật, ĐHQGHN
                        (Nguồn: Tham luận tại Hội thảo khoa học 
          "Nhà nước kiến tạo phát triển: Lý luận và thực tiễn 
                                             trên thế giới và ở Việt Nam"
                            tại Khoa Luật, ĐHQGHN, tháng 3/2017)

1.     Dẫn nhập
Nhà nước kiến tạo phát triển” (Developmental state) không phải là thuật ngữ mới,[1] nhưng hiện nay lại trở nên thời sự ở Việt Nam. Từ 2009 trên các phương tiện thông tin đại chúng thuật ngữ “Chính phủ kiến tạo phát triển” bắt đầu được nhắc đến. Trong diễn văn của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 đã khẳng định “Phải chuyển mạnh từ Nhà nước điều hành nền kinh tế sang Nhà nước kiến tạo phát triển[2] và gần đây nhất là tuyên bố và nỗ lực của đương kim Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về “Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính.[3]
Đây không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà bởi vì “Việt Nam còn rất ít dư địa tăng tưởng nếu vẫn tiếp tục theo mô hình quản trị, cách làm cũ[4] và xu thế hội nhập, phát triển là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh mở cửa và hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, đã có nhiều “Nhà nước kiến tạo phát triển” thành công trong khu vực[5] và trở thành hình mẫu phát triển cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

“Nợ công” của Quốc hội

ảnh: Internet
Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được nghe nhiều hai từ “nợ công”. Nợ công hay nợ quốc gia là nói đến các khoản vay của chính quyền các cấp đi vay để bù đắp cho khoản ngân sách thiếu hụt. Chúng ta đang rất lo lắng về nợ công và bàn nhiều cách để giảm nợ công. Tôi cũng nghe nói, Quốc hội cũng rất lo lắng về vấn đề này và cũng đã nhiều lần cân nhắc có nên nới trần nợ công hay không, thậm chí khống chế trần nợ công…
Nói thế có nghĩa là Quốc hội là cơ quan quyết định trần nợ công và giám sát nợ công?! Chính phủ phải giải trình Quốc hội về nợ công của Chính phủ và các khoản nợ quốc gia khác.
Nhưng, ở đây, tôi thấy có một vấn đề. Chả lẽ Quốc hội không có “nợ công”!

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Tự sự đầu năm Đinh Dậu


Làm giáo viên có rất nhiều niềm vui, nhưng cũng có lắm nỗi buồn. Nhưng có lẽ, nỗi buồn lớn nhất của người giáo viên là mặc cho họ cố gắng nhiều đến đâu, học sinh, sinh viên vẫn không muốn cố gắng, thiếu chí hướng và dường như không còn (hoặc còn rất ít) động lực sống, phấn đấu!
Tôi có dạy một lớp khoảng 60 sinh viên. Là sinh viên của một trường đại học được cho là uy tín hẳn hoi ấy vậy mà khi hỏi 20 bạn sinh viên câu hỏi “ASEAN là gì và có những nước nào hiện là thành viên của nó?” thì có tới 17 bạn không biết ASEAN là gì hoặc cố mãi cũng nói trúng được ba, bốn quốc gia. Tôi về thấy lòng mình nặng trĩu!.
Cổ nhân ta có câu “Trâu muốn uống nước thì không phải đè sừng”. Nhưng, có một thực trạng buồn là đến quá nửa sinh viên Việt Nam hiện nay không có động lực để phấn dấu dù có rất nhiều cơ hội để thành công nếu muốn. Rất nhiều bạn trẻ đã bị cho là “chết” khi mới bước sang tuổi 19, 20  và có lẽ phải mất nửa thế kỷ nữa mới được đem đi chôn (Câu số 4).
Vừa rồi tôi có đọc được những câu nói hay mà một luật gia chia sẻ trên mạng xã hội nên tôi xin chia sẻ lại lên đây để các bạn sinh viên đọc để cảm nhận!

Hi vọng vào một năm mới triển vọng hơn!