Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh phát triển Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư ở Việt Nam hiện nay: Cơ hội, thách thức và một số vấn đề đặt ra

ảnh: internet
TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
ThS.NCS. Trịnh Thăng Quyết
NCS. Trường ĐH Luật Hà Nội
Nguồn: Bài viết Hội thảo khoa học quốc tế
"Quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng: 
Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên số"
Hà Nội, tháng 10 năm 2020 

Bài viết này được chúng tôi chuẩn bị để công bố trên Hội thảo khoa học quốc tế do Khoa Luật phối hợp với Trung tâm Tư pháp Hình sự và Nhân quyền thuộc Trường Luật thuộc Đại học Cork (Ireland) và Trường Luật, Chính trị và Xã hội học, Đại học Sussex (Anh) tổ chức vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 2020 bằng hình thức bán trực tuyến (trực tuyến trên nền tảng ứng dung Zoom).

Trân trọng giới thiệu cho những ai quan tâm./.

Tóm tắt: Phòng, chống tham nhũng (PCTN) là một trong những chính sách lớn, quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhất của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam hiện nay. Tuy vậy pháp luật, cơ chế, biện pháp phòng, chống tham nhũng hiện nay Việt Nam được cho là chưa thích ứng với sự phát triển và những quyết sách lớn thể hiện quyết tâm đi trước, đón đầu những thành tựu của cuộc CMCN 4.0. Rõ ràng, việc chưa nhận diện, dự liệu đầy đủ cho một bối cảnh xã hội như thế sẽ làm cho công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam thiếu hiệu quả, thiếu tính hiện đại, bền vững và đặc biệt sẽ bỏ lỡ cơ hội tận dụng CMCN 4.0 kiến tạo cơ chế hữu hiệu phòng, chống tham nhũng của Việt Nam trong bối cảnh các cơ chế khác chưa phát huy hiệu quả ở nước ta. Vì vậy, việc phân tích, nhận diện những cơ hội, thách thức mà CMCN 4.0 đã và có thể đem đến cho công cuộc PCTN của Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi trên cơ sở đó có thể đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện pháp luật, cơ chế, biện pháp giúp công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta phù hợp hơn với bối cảnh mới, hiệu quả và thành công bền vững như mong đợi.

Từ khóa: Phòng, chống tham nhũng; CMCN.40; Việt Nam; cơ hội; thách thức.

Phòng, chống xung đột lợi ích trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Liên bang Nga năm 2020 và một số gợi mở cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

 

ảnh internet
TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN;
Ms. Mai Thị Kim Oanh
Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung
Nguồn:Tham luận tại Hội thảo khoa học
Tháng 9 năm 2020 tại ĐHQGHN

Bài viết này chúng tôi viết và trình bày tại Hội thảo khoa học với chủ đề "Pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ trên thế giới và ở Việt Nam" vào tháng 9 năm 2020 do Khoa Luật, ĐHQGHN phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp (UBTVQH) và Học viện Hành chính quốc gia tổ chức.
Trân trọng giới thiệu cho những ai quan tâm./.

1. Dẫn nhập

Theo Từ điển Cambridge, xung đột lợi ích (conflict of interest) là tình huống mà trong đó một người nào đó đó không thể đưa ra được quyết định công bằng vì kết quả có thể bị ảnh hưởng bới cá nhân của người đó.[2]

Còn theo OECD, xung đột lợi ích là xung đột giữa công vụ và lợi ích cá nhân của quan chức, trong đó lợi ích có được từ vị thế cá nhân của quan chức có thể gây ảnh hưởng không đúng đến việc thực hiện những nhiệm vụ và trách nhiệm chính thức của họ.[3] Theo đó, “lợi ích cá nhân” không chỉ gồm lợi ích tài chính mà còn bao gồm những lợi ích trực tiếp khác, chẳng hạn như tư cách cá nhân hoặc các mối quan hệ, các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ khác, các hội nhóm tôn giáo hoặc dân tộc, quan hệ nghề nghiệp và đảng phái chính trị, cũng như lợi ích gia đình – tất cả đều có thể nằm trong phạm vi của lợi ích cá nhân nếu như chúng ảnh hưởng đến việc hoàn thành đúng đắn các nhiệm vụ được giao của quan chức.[4]

Trình tự công bằng trong pháp luật Liên bang Nga: Nhận thức và nội dung cốt lõi


 TS. Mai Văn Thắng

Khoa Luật, ĐHQGHN

Nguồn: Chuyên san Luật học

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 36/2020

DOI: https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4330

Tóm tắt: Bài viết luận giải vì sao ở Nga không phổ biến thuật ngữ “due process of law”, nhưng nhận thức, nội dung, các yêu cầu của nguyên tắc ấy vẫn được thể hiện tương đối đầy đủ, toàn diện trong hệ thống pháp luật hiện nay dưới tên gọi khác với nhiều cấp độ, hình thức thể hiện, bảo đảm khác nhau. Qua phân tích trường hợp ở Nga, tác giả muốn khẳng định rằng, trình tự công bằng không nên chỉ dừng lại ở các quy trình, thủ tục tố tụng trước phán quyết/quyết định của cơ quan xét xử, mà còn cần cho cả quy trình, thủ tục thi hành các bản án, phán quyết của tòa án, cần cho các thủ tục, quy trình xử lý vi phạm bởi các chủ thể khác không phải là tòa án và hơn tất cả, để ý nghĩa, mục tiêu cao đẹp của trình tự công bằng đạt được rất cần dung dưỡng “hệ sinh thái” phù hợp với với nó.

Từ khóa: Trình tự công bằng, Liên bang Nga, Hiến pháp, các hình thức tố tụng

 Đọc toàn văn tại đây: https://js.vnu.edu.vn/LS/article/view/4330