Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Sự cần thiết đổi mới chương trình, giáo trình môn Lý luận nhà nước và pháp luật theo hướng hiện đại phù hợp bối cảnh mới ở nước ta hiện nay


Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Lý luận về nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sở, nền tảng và đồng thời là môn học nền tảng, cánh cửa để bước vào khoa học pháp lý, giúp cho việc tiếp nhận các khoa học pháp lý chuyên ngành và khoa học pháp lý ứng dụng trở nên có hệ thống, logic và chuẩn xác hơn. Cũng chính vì tầm quan trọng ấy mà việc cung cấp, phổ biến tri thức thuộc lĩnh vực này cần đảm bảo sự chuẩn xác, phù hợp với định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và chiến lược cải cách giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, thiết nghĩ, xã hội cần phải được tư duy theo hướng pháp quyền và nhân quyền. Muốn có được tư duy theo hướng pháp quyền và nhân quyền, trước hết cần phải truyền bá tri thức và tiếp cận theo pháp quyền, nhân quyền. Với tư cách như là một khoa học pháp lý, một môn học cơ sở trong quá trình đào tạo luật học, Lý luận nhà nước và pháp luật đóng một vai trò quan trọng. Bởi, nếu những nhà luật học tương lai, những người đã chọn luật như nghề nghiệp tương lai của mình được trang bị ngay từ những giây phút đầu một tri thức chuẩn, một tư duy pháp quyền, nhân quyền trên nền tảng của Lý luận nhà nước và pháp luật, thì sứ mệnh đó có cơ sở để thành công!
Tuy nhiên, nghiên cứu về chương trình giảng dạy và hệ thống giáo trình của môn học này ở nước ta, tôi cho rằng, với những gì hiện có Lý luận nhà nước và pháp luật chưa hoàn toàn đủ sức gánh vác việc thực thi sứ mệnh cao cả “đi trước mở đường” đó.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Bàn thêm về Quyền con người, quyền công dân và ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Quyền con người – “nhân quyền” – là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam. Nó phổ biến không chỉ bởi vì được nhắc đến nhiều trong khoa học, những tranh luận chính trị hay thực tiễn, mà còn bởi nhân quyền là một giá trị phổ quát. Tính phổ quát của nội hàm thuật ngữ này vừa xuất phát từ thuộc tính tự nhiên vốn có của con người, đồng thời được khẳng định bởi những văn kiện pháp lý mang chính chất nền tảng của pháp luật quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc 1945 (Chapter of United Nations), Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người 1948 (Universal Declaration of Human Rights), Công ước quốc tế về các quyền chính trị dân sự 1966 (ICCPR), Tuyên bố Vienna về quyền con người 1993 (Vienna Declaration on Human Rights) và Tuyên bố Bangkok 1993….

Tản mạn về thuật ngữ "Chính quyền địa phương"

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Là một trong những thuật ngữ khá phổ biến, nhưng cho đến nay thuật ngữ “Chính quyền địa phương” (CQĐP) vẫn chưa được nhận thức một cách thống nhất kể cả trên phương diện khoa học, lý luận, cũng như thực tiễn.
Thuật ngữChính quyền địa phương” được hiểu tương đương thuật ngữ “Local Government” trong tiếng Anh và “Местная власть” (Mestnya vlast’) trong tiếng Nga. Tuy nhiên, ngữ nghĩa của “Local Government” hay “Местная власть” (Mestnya vlast’) trong các ngôn ngữ này vẫn còn nhiều tranh luận. Chẳng hạn, từ “Местная власть” (Mestnya vlast’) trong tiếng Nga tạm dịch sang tiếng Việt là ”Chính quyền địa phương”, nhưng nội hàm của nó chưa thống nhất. Đôi khi, CQĐP được hiểu là tất cả những loại chính quyền không phải là chính quyền trung ương (chính quyền Liên bang). Nghĩa là bao gồm cả chính quyền của các chủ thể Liên bang (chính quyền bang) và cả chính quyền tự quản địa phương (Местное самоуправление). Nhưng cũng có khi, CQĐP cũng chỉ được hiểu là chính quyền tự quản mà không bao gồm chính quyền của chủ thể Liên bang.
Theo cuốn từ điển giải nghĩa Macmillan English Dictionary, thuật ngữ Chính quyền địa phương được hiểucác tổ chức cung cấp dịch vụ công trong một thành phố hoặc khu vực lãnh thổ được kiểm soát bởi các công chức được lựa chọn trong bầu cử địa phương”.[1] Còn theo cuốn từ điển Oxford Dictionary of Current English: “Chính quyền địa phương là hệ thống chính quyền của một thành phố hoặc một khu vực lãnh thổ bao gồm những người đại diện cho nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra”.[2]

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Bàn về thiết chế Ombudsman Liên bang ở Nga



TS. Mai Văn Thắng 

Khoa Luật, ĐHQGHN

Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:

Luật học, tập 31, số 2, 2015 (52-59)
Tóm tắt
Ombudsman Liên bang ở Nga là thiết chế mới được thiết lập ở nước Nga cùng với quá trình cải cách dân chủ ở quốc gia này. Với tính chất là một thiết chế quyền lực nhà nước do Đu-ma Quốc gia Nga lập nên nhưng độc lập và nhân danh cá nhân trong hoạt động, Ombudsman Liên bang ở Nga đang chứng minh tính hiệu quả và nhận được sự tín nhiệm cao trong xã hội. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, thiết nghĩ, việc tìm hiểu mô hình Ombudsman Liên bang ở Nga là rất hữu ích và cần thiết cho khả năng hình thành một thiết chế chuyên trách, độc lập tập trung bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền trong tương lai.
1.     Đặt vấn đề
Ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền không chỉ là một xu thế phổ biến mà còn là nghĩa vụ cơ bản của mỗi nhà nước, xã hội dân chủ trong thế giới hiện đại. Những qui định tiến bộ về nhân quyền trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã phần nào thể hiện được xu thế này.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho những qui định tiến bộ của Hiến pháp được phát huy vai trò trong cuộc sống, rất cần có những cơ chế, thiết chế hữu hiệu tổ chức, triển khai và giám sát việc tổ chức, thực hiện những qui định ấy.
Trên thực tế, Việt Nam có không ít những cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền. Nhưng, chúng ta lại chưa có thiết chế thực sự chuyên trách, chuyên nghiệp và độc lập để bảo vệ, bảo đảm nhân quyền hiệu quả…
Đọc toàn văn bài viết ở đây!

Một số vấn đề hiện đại hóa hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững

Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Nguồn: Bài viết trong Kỷ yếu
Hội thảo Quốc tế VNH lần IV
TB7: "Cải cách HTPL Việt Nam 
vì mục tiêu phát triển bền vững" 


Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, thuật ngữ "phát triển bền vững" đã được hình thành và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Nói một cách chung nhất, phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai hay không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ mai sau [1]. Chính vì sự hoàn hảo như vậy mà phát triển bền vững được xác định là chiến lược phát triển của phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi quốc gia, tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý, lịch sử văn hóa... của mình mà lựa chọn một cách riêng để đạt tới sự phát triển bền vững. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế phát triển nhanh và luôn ở tốc độ cao. Sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới cũng như tham gia tích cực vào tiến trình toàn cầu hóa đã đem lại cho đất nước nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, nhìn vào những con số của nền kinh tể, những tác động của văn hóa, nhiều chiến lược gia, nhà hoạch định chính sách đã không khỏi giật mình và nhận thấy phải gấp rút và cần thiết chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững, bởi nếu không có phát triển bền vững thì những đánh đổi ngày nay sẽ không thể bù đắp lại trong tương lai và chắc chắn không ai khác mà chính thế hệ mai sau là những người gánh chịu hậu quả.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Kỷ yếu Hội thảo "Quyền sống trong pháp luật quốc tế và Việt Nam" của IPL

Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế:
"Quyền sống trong pháp luật quốc tế và Việt Nam"
Do Viện IPL tổ chức ngày 22/9/2014 tại Hà Nội






Đây là cuốn Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế do Viện Chính sách công và pháp luật (IPL) phát hành, là sản phẩm của Hội thảo Quốc tế cùng tên được tổ chức ngày 22/9/2014 tại Hà Nội. Cuốn Kỷ yếu được phát hành rộng rãi và miễn phí tại địa chỉ Trang tin điện tử của Viện IPL (nguồn: http://ipl.org.vn/Hoi-thao:-Quyen-song-trong-phap-luat-quoc-te-va-phap-luat-Viet-Nam-a36), chủ Blog này xin dẫn lại để cho người học dễ tiếp cận làm tài liệu học tập, nghiên cứu!
Trân trọng giới thiệu Tập Kỷ yếu