Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Giáo trình "Lý luận và pháp luật về Quyền con người" và Sách tham khảo "Hỏi đáp về Quyền con người"

1. Giáo trình: Lý luận và pháp luật về QCN
NXB. ĐHQGHN, năm 2011
Đồng chủ biên: Nguyễn Đăng Dung, 
Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng

2. Sách tham khảo: Hỏi đáp về Quyền con người
Biên soạn: Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái,
Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng,
NXB. ĐHQGHN, 2013


Trong xã hội hiện đại, khi nói đến nhà nước và pháp luật thì không thể không nói đến nhân quyền. Suy cho cùng, nhà nước và pháp luật do con người tạo ra và vì thế nó phải tồn tại và hoạt động vì con người. Bảo vệ, bảo đảm các quyền con người và nhân phẩm của họ phải là giá trị cao quý nhất, là trách nhiệm thiêng liêng và là lý do tồn tại của nhà nước và pháp luật. Vì lẽ đó, kính mời các bạn đọc cuốn giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người và Sách tham khảo Hỏi đáp về QCN của Khoa Luật - ĐHQGHN và tra cứu thêm những thông tin bổ ích trong lĩnh vực Nhân quyền.
Thế hệ hiện nay không thể không biết, không hiểu và không bảo vệ nhân quyền, bởi đó chính là cuộc sống của chúng ta!
Trân trọng giới thiệu!

Cuốn giáo trình và sách tham khảo này tác giả lấy lại từ trang thông tin điện tử nhân quyền và xin trích dẫn nguồn thông tin trang này: http://www.nhanquyen.vn. Ngoài ra, để tham khảo thêm những thông tin về nhân quyền, mời các bạn xem trên Web: 
http://hr.law.vnu.edu.vn/cac_cong_uoc_chinh_ve_nhan_quyen (của Trung tâm nghiên cứu QCN, QCD thuộc Khoa Luật-ĐHQGHN)

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Giới thiệu sách "Tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới"

Sách "Tuyển tập hiến pháp 
của một số quốc gia trên thế giới", T.1
Chịu trách nhiệm xuất bản: TT thông tin, thư viện 
và NCKH thuộc Văn phòng Quốc hội
NXB. Thống kê, 2009

Đây là xuất bản phẩm có giá trị đối với các luật gia, nhà khoa học, chính trị gia cũng như tất cả những ai quan tâm đến luật hiến pháp nói riêng và luật học và chính trị học nói chung. Trong tập 1 này, NXB Thống kê giới thiệu các bản dịch của các Hiến pháp một số quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Trung Quốc.
Xin kính mời những ai quan tâm đón đọc!
Sách được cung cấp miễn phí trên internet và vì vậy chủ blog này giới thiệu lại cho bạn đọc để những ai quan tâm có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tài liệu. Việc cung cấp này hoàn toàn không có mục đích thương mại.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Giới thiệu sách "Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và Việt Nam"

Sách "Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến:
 Lý luận, thực tiễn trên thế giới và Việt Nam"
NXB. ĐHQGHN, 2014
Xuất bản bởi: IPL

Cuốn sách “Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và Việt Nam” là cuốn sách được xuất bản bởi Viện Chính sách công và pháp luật (IPL). Đây là cuốn sách chứa đựng nhiều bài viết của các tác giả - luật gia, nhà nghiên cứu uy tín về lĩnh vực hiến pháp. Cuốn sách xuất bản phục vụ đổi mới Hiến pháp và phục vụ công tác giáo dục, phổ biến những tri thức về Hiến pháp, nhân quyền. Đây là công trình có giá trị cho những ai quan tâm đến luật học nói chung và luật hiến pháp nói chung.
Cuốn sách được đăng tải miễn phí vì vậy xin phép được đăng tải giúp cho sinh viên, học viên có thể tiếp cận dễ dàng và không vì mục đích thương mại.

Lời giới thiệu của cuốn sách

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đang diễn ra hiện nay, vai trò và sự tham gia của nhân dân được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng. Vì vậy, quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này đã thu hút sự tham gia rộng rãi của người dân trong nước và nhiều kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, trở thành một đợt thảo luận chính trị sâu rộng trong xã hội, đánh dấu một bước phát triển mới về dân chủ trực tiếp ở nước ta. 

Giới thiệu sách "Hội và tự do hiệp hội: một cách tiếp cận dựa trên nhân quyền"

Sách "Hội và tự do hiệp hội: 
một cách tiếp cận dựa trên nhân quyền"
NXB. Hồng Đức, 2015
Tác giả:  Lã Khánh Tùng, Nghiêm Hoa,
 Vũ Công Giao

Đây là cuốn sách được đăng tải miễn phí và có nội dung rất có giá trị đối với các bạn nghiên cứu luật học trong bối cảnh xây dựng xã hội pháp quyền, dân chủ.
Xin được giới thiệu đường dẫn của cuốn sách này để các bạn sinh viên, học viên tiếp cận, nghiên cứu!

Trích Lời giới thiệu của tác giả Sách

[Cùng với xu hướng mở rộng các quyền tự do, dân chủ, cũng như nhằm triển khai Hiến pháp 2013, việc xây dựng Luật về Hội đã được đưa vào chương trình lập pháp của Quốc hội (Nghị quyết số 70/2014/QH13, ngày 30/5/2014, về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và 2015). Theo đó, Luật về Hội sẽ được Quốc hội (khóa XIII) thảo luận và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 vào cuối năm 2015. Tự do hiệp hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (năm 1946) và tiếp tục được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp tiếp theo.  ...]

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Tại sao là “law-based state” chứ không phải “The rule of law”?

Mai Văn Thắng
Khoa Luật - ĐHQGHN

Khi nghiên cứu về nhà nước pháp quyền, các nhà nghiên cứu, học giả thường chỉ ra các đặc điểm  mang tính chất thuộc tính bản chất của nó như: “pháp luật là tối thượng”, “quyền và tự do của con người, của công dân”, phân quyền”, “tư pháp độc lập… Tôi cũng đã từng có những quan niệm như vậy.
Tuy nhiên, có một vấn đề làm tôi suy nghĩ: tại sao chúng ta không dùng thuật ngữ khá phổ biến “The rule of law” (tạm dịch là pháp quyền) mà lại dùng thuật ngữ “law-based state” (tạm dịch là nhà nước pháp quyền, hay đúng ra là nhà nước trên cơ sở pháp luật)? Bản chất vấn đề là ở chỗ nào?
Đi vào tìm hiểu, tôi thấy rằng, có vẻ như trước nay mình đã nhầm. Nhầm lẫn là ở chỗ, mình luôn coi “Nhà nước pháp quyền” có nhiều điểm tương đồng với những thuộc tính kẻ trên.
Có lẽ không phải là như vậy, bởi nội hàm của thuật ngữ “Pháp quyền” phải rộng hơn “Nhà nước pháp quyền”. Nhìn vào logic hình thức cũng đủ để nhận ra điều đó. Pháp quyền không chỉ liên quan đến nhà nước được xây dựng trên cơ sở của pháp luật, nhà nước ở dưới pháp luật mà còn là một xã hội có nền pháp luật thượng tôn, tinh thần pháp luật bao trùm lên toàn bộ xã hội, là chuẩn mực chung của xã hội để tổ chức cuộc sống của mọi cá nhân, tổ chức và đương nhiên trong đó có nhà nước. Pháp quyền là một trạng thái xã hội với đầy đủ tính nhân văn, tính chuẩn mực, tính chủ quyền nhân dân và tính tối thượng của các quy phạm pháp luật trong xã hội dân chủ, hiện đại, văn minh. Nhà nước pháp quyền có lẽ chỉ gói gọn trong phạm vi tổ chức và hoạt động của nhà nước. Nhà nước pháp quyền là lý thuyết tổ chức quyền lực nhà nước và cũng có thể coi là mô hình tổ chức quyền lực nhà nước mà ở đó, nhà nước cũng như các bộ phận cấu thành của nó được thiết lập nên và hoạt động trên cơ sở của pháp luật. Pháp luật đó do ai lập nên không quan trọng trong nội hàm của “Nhà nước pháp quyền”, tuy nhiên khác với pháp trị, nội hàm của “Nhà nước pháp quyền” thường gắn với tính hiện đại, tính nhân dân, tính nhân văn hơn của pháp luật. Pháp trị thường bị liên hệ với tính chất nghiêm khắc, sự khắc nghiệt, sự tuân thủ triệt để của các chủ thể pháp luật cũng như tính chất hoạt động theo pháp luật của các cơ quan, cá nhân trong thực thi quyền lực nhà nước – nghĩa là ở khía cạnh hoạt động chứ không phải ở khía cạnh tổ chức. Điều này có nghĩa, nhà nước pháp quyền có nghĩa là nhà nước được thiết lập (tổ chức) và hoạt động (vận hành) trên cơ sở pháp luật, còn pháp trị chủ yếu ở khía cạnh hoạt động (vận hành) của pháp luật trên thực tế.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Правовая система: определение понятия и особенности вьетнамской правовой традиции


Май Ван Тханг
аспирант юридического факультета  ВГУ
Mai Văn Thắng, 
NCS Khoa Luật, Trường ĐHTH Voronezh, L.B.Nga
Nguồn: Tạp chí Khoa học "Pháp Luật và chính trị"
 số 1 năm 2008 (Moscow)
Số ISSN: 1811-9018


[Bài viết của Mai Văn Thắng: "Hệ thống pháp luật: quan niệm và các đặc điểm của truyền thống pháp luật Việt Nam" Đăng trên tạp chí Khoa học "Pháp Luật và chính trị, số 1 năm 2008"]

Термин «правовая система» был введен в мировую юридическую литературу достаточно давно, однако до сих пор представления правоведов о его характере, сущности и объеме, хотя довольно разнообразны, но не определены, даже нередко диаметрально противоположны.
В российской юридической литературе проблемой по определению понятия «правовая система» начали заниматься ещё в конце 1970 – начале 1980-х гг., но на сегодняшний день она по-прежнему остается, бесспорно, актуальной и дискуссионной. В итоге длительных споров, в настоящее время, по указанной проблеме среди российских ученых-правоведов сложились два похода: узкий и широкий. Сторонники узкого похода считают, что правовая система сводилась либо к системе законодательства, либо к системе права, либо к тому и другому, взятым в совокупности. Возражая против этого, сторонники широкого похода полагают, что при узком понимании вообще нет смысла вводить в научный оборот новое понятие – «правовая система»[1]. По их мнению, наряду с системой законодательства и системой права, в понятие правовой системы должны быть включены и другие компоненты. Между тем, среди сторонников широкого подхода сложилось серьезное разногласие относительно объема понятия правовой системы, т.е. какие другие компоненты следует включить, а каких совсем нельзя.

Расширение законодательной базы о правах и свободах в праввой системе Вьетнама

Май Ван Тханг
аспирант юридического факультета  ВГУ
Mai Văn Thắng, 
NCS Khoa Luật, Trường ĐHTH Voronezh, L.B.Nga
Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý
Đại học Tổng hợp Voronezh, số 1 năm 2008
Số ISSN: ISSN 0234-5439

[Dưới đây là bài viết năm 2008 của Mai Văn Thắng bàn về "Mở rộng nền tảng pháp luật về các quyền và tự do của con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam". Bài viết được đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 1 năm 2008]

Несмотря на длительную историю Вьетнама, проблема демократии, прав и свобод по-прежнему не теряет своей актуальнос- ти. Впервые в философский и политический дискурс она вошла еще в Античность. Однако для полного осуществления демократии права и свободы должны иметь гарантии, что и проявляется в политике мно- гих государств. В 1945 г. Вьетнам объявил себя демократической республикой. В Декларации о независимости говорилось, что все равны в правах от рождения, каждый имеет право на жизнь, на свободу и счастье [1].