TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN
Nguồn: T/c Nghiên cứu châu Âu
Thực tiễn
xây dựng Luật Biểu tình ở Việt Nam hiện nay cho thấy còn rất nhiều vấn đề chưa
được giải quyết thấu đáo. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của đạo luật, thậm chí nội
hàm khái niệm, quan điểm tiếp cận về biểu tình vẫn chưa có được nhận thức thống
nhất.
Để giải quyết những vấn đề trên, ngoài sự am tường bối cảnh đất nước, cần
thiết phải nghiên cứu những mô hình và kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên, giới
nghiên cứu dường như tập trung vào những tiêu chuẩn quốc tế hay kinh nghiệm của
một số quốc gia có truyền thống, tiến bộ như Anh, Pháp, Mỹ, Đức… mà chưa có sự
quan tâm cần thiết tới việc xây dựng, ban hành, thực thi luật này ở những quốc
gia chuyển đổi, cải cách, đổi mới về chính trị hay những quốc gia có điều kiện
tương đồng.
Nghiên cứu về bối cảnh xã hội, pháp luật về biểu tình ở Nga, tác giả nhận
thấy có nhiều điểm phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam. Do vậy, trong
bài viết này, tác giả trình bày những khảo cứu về quan niệm tiếp cận, những quy
định của pháp luật Liên bang Nga về điều kiện, quy trình tổ chức, thực hiện các
biểu tình, tuần hành, mít tinh, hội họp, phong tỏa của người dân cũng như các
căn cứ pháp lý đình chỉ, chấm dứt các hoạt động này. Trên cơ sở những nghiên cứu
này, tác giả cũng đưa ra một số gợi ý cho việc xây dựng Luật biểu tình ở Việt
Nam hiện nay.