Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đặc trưng cơ bản và những phát triển mới

                                                                                                           

ảnh Internet

       TS. Mai Văn Thắng

       Tạp chí Kiểm sát số 09/2023


Tóm tắt: Bài viết phân tích làm sáng tỏ những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như là sự kế thừa những tư tưởng, giá trị phổ quát về nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, trên cơ sở phương pháp luận duy vât biện chứng và duy vật lịch sử, tiếp cận liên ngành và các phương pháp so sánh, phân tích quy phạm, bài viết chứng minh làm rõ những phát triển mới mang tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới

Từ khóa: Nhà nước pháp quyền XHCN; đặc trưng; phát triển mới; Việt Nam; Nghị quyết 27.

1. Dẫn nhập

Ngày 09 tháng 11 năm 2022, Hội nghị lần thứ sáu của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27/NQ-TW về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết 27).[1] Tại Nghị quyết này, lần đầu tiên ở một băn bản chính thức của Đảng đã thống nhất nhận thức các đặc điểm của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là cơ sở chính trị-pháp lý quan trọng định hướng hoàn thiện, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

CHẾ ĐỘ KINH TẾ, CHÍNH SÁCH VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM

 

ảnh internet

TS. Mai Văn Thắng
Khoa Luật, ĐHQGHN

Viết cho sách chuyên khảo:

"書名:打開越南法律之窗"

(Tả Khai Việt Nam Pháp Lý Chi Song 

(Mở cánh cửa pháp luật Việt Nam)). 

NXB. Angel Publishing (Taiwan), 2022.

(Dưới đây là một nội dung nhỏ của cuốn sách khi chưa gửi NXB, phiên bản Tiếng Việt).

Tóm tắt: Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về tiến trình phát triển và các nội dung cơ bản của chế độ kinh tế, chính sách văn hóa, xã hội và bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp Việt Nam. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp so sánh, tác giả tập trung phân tích, bình luận các quy định, một số điểm mới cơ bản về: (1) chế độ kinh tế, (2) chính sách văn hóa và xã hội, (3) bộ máy nhà nước. Trên cơ sở phân tích bối cảnh, đường lối, chính sách phát triển đất nước đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trong Cương lĩnh Chính trị và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII để đưa ra những đánh giá, nhận định về xu hướng phát triển liên quan đến các nội dung trên và giúp người đọc nhận thức đầy đủ hơn về các vấn đề (1), (2), và (3) nêu trên trong thực tiễn đời sống chính trị - pháp lý đặc thù của Việt Nam.

Bảo hiến trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: cơ hội mới, tính phổ quát và tính đặc thù

 

ảnh internet

TS. Mai Văn Thắng

Khoa Luật, ĐHQGHN

(Bài viết tham dự Hội thảo tại HLU, 2022)

Tóm tắt: Bảo hiến là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của nhà nước pháp quyền. Thiếu vắng cơ chế bảo hiến chuyên nghiệp và độc lập thì khó có thể bảo vệ được hiến pháp với tư cách luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Việt Nam tiếp nhận phương thức tổ chức quyền lực kiểu Xô Viết, vì vậy, việc xây dựng và vận hành cơ chế bảo hiến chuyên nghiệp, độc lập như ở các quốc gia phương Tây gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, cùng với những điểm mới quan trọng của Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, trong đó có Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, cơ hội mới cho một mô hình, cơ chế bảo hiến tập trung, tương đối độc lập và chuyên nghiệp đang được mở ra. Bằng các phương pháp chủ yếu như phân tích quy phạm, so sánh, bài viết tập trung làm rõ hơn những cơ hội đó, đồng thời phân tích các đặc thù của mô hình, cơ chế bảo hiến Việt Nam trong mối tương quan với các chuẩn mực phổ quát và đưa đến kết luận về mô hình, cơ chế bảo hiến phù hợp qua đó góp phần quan trọng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.

Từ khóa: Bảo hiến, Nhà nước pháp quyền XHCN, cơ hội, tính phổ quát, tính đặc thù, Hiến pháp

Hiến pháp pháp quyền và những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật và xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

ảnh internet

 TS. Mai Văn Thắng

Khoa Luật, ĐHQGHN

Bài viết tham dự Hội thảo

TP. Huế, 2021


Tóm tắt

 Bài viết tập trung nhận diện, đánh giá, phân tích các tiêu chuẩn của một bản Hiến pháp pháp quyền. Hiến pháp pháp quyền không phải là một bản hiến pháp đơn thuần, mà phải là trụ cột và sự bảo đảm cho tính thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền. Bằng các phương pháp chính như so sánh, phân tích quy phạm, bài viết sẽ nhận diện Hiến pháp năm 2013 từ góc độ của Hiến pháp pháp quyền và trên cơ sở đó, đồng thời đặt trong bối cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam, tác giả đưa ra một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

 Từ khóa: Hiến pháp pháp quyền, nhà nước pháp quyền, bảo hiến, hệ thống pháp luật, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Nhận thức về bản chất nhà nước hiện đại vì mục tiêu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

ảnh internet
 TS. Mai Văn Thắng
 Khoa Luật, ĐHQGHN

Bài viết tham luận tại Hội thảo khoa học
cấp Bộ tại Trường Đại học Luật HN
tháng 11/2020 được tổ chức bởi
Khoa Luật, ĐHQGHN và Trường ĐHLHN

Tóm tắt

Nhà nước là hiện tượng kiến trúc thượng tầng vì vậy luôn biến đổi cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế-xã hội. Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin và phương pháp so sánh, bài viết tập trung làm rõ những thay đổi của xã hội hiện đại và sự chuyển dịch của bản chất nhà nước hiện đại theo hướng pháp quyền, dân chủ như là một hệ quả tất yếu. Nhận diện đúng đắn, khách quan bản chất của nhà nước hiện đại là một trong những điều kiện quan trọng góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong bối cảnh mới.

Từ khóa: Bản chất nhà nước, Nhà nước pháp quyền, dân chủ, Việt Nam

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Vài lời về hai chữ "THI ĐUA"

Mai Văn Thắng

Khoa Luật, ĐHQGHN
 

Sau khi UBTVQH đưa Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa này, tôi xin có đôi lời bàn về nguồn gốc và bối cảnh của cái gọi là phong trào thi đua. Thi đua đúng, phù hợp trong một mô hình xã hội được tổ chức kiểu khác và đã lùi vào quá khứ. Giờ xã hội đã đã khác đi, thi đua có lẽ đã hết sứ mệnh lịch sử của mình. Nếu vẫn dùng hai chữ Thi đua, xin cho nó một nội hàm và một cách thức tiến hành phù hợp và khoa học hơn để hiệu quả và đúng là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Phong trào “Thi đua” xuất hiện và phát triển như vũ bảo trong nền kinh tế kế hoạch bao cấp theo mô hình Xô Viết. Vì ở đó, gần như không có cạnh tranh, ít lợi ích kinh tế nên động lực làm việc bị hạn chế nếu không có cách nào đó hối thúc người ta làm việc.

Nhưng nhà nước thì cần mọi cá nhân, đơn vị phải hăng say lao động, sản xuất, sáng tạo, tạo ra của cải vật chất, chiến đấu, cải tạo xã hội…để tiến tới CNXH và cuối cùng là CNCS.

Vậy làm thế nào?